TIN TỨC

CHUYÊN MỤC

Tết Nguyên đán của dân tộc và những hoạt động tái hiện, biểu đạt mang tính giáo dục cho học sinh đáng ghi nhận tại trường tiểu học Nguyễn Trãi

Ngày đăng bài: 30/01/2024
Tết Nguyên Đán được tổ chức theo năm âm lịch nên còn gọi là Tết Âm lịch, Tết ta, Tết Cổ truyền… là lễ hội truyền thống lâu đời lớn nhất trong năm của Người Việt. Không có định nghĩa cụ thể nào về Tết, nhưng trong sâu thẳm tâm trí mỗi người, mỗi gia đình Việt Nam đều rất đổi gần gũi, quan trọng, linh thiêng, háo hức và mong chờ. Tết đến, xuân về không chỉ là niềm khao khát của biết bao đứa trẻ được xúng xính, mang quần áo mới khoe bạn bè, được nghỉ học vui chơi, đi thăm ông bà, được li xì, … mà nó còn mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đó là thời khắc chuyển động, giao thời, xung cảm của trời đất, kết thúc năm cũ, bắt đầu một năm mới, khởi đầu cho một chu trình vận hành mới của trời, đất, cây cỏ, vạn vật tốt tươi. Là ngày đầu tiên của tháng đầu tiên, mùa đầu tiên của bốn mùa trong năm mới gắn với bao nhiêu kỳ vọng về những điều may mắn, hạnh phúc, tốt đẹp sẽ đến. Trong khoảnh khắc linh thiêng đó mọi người trong gia đình đặc biệt là những người con xa quê luôn mong muốn thu xếp để trở về sum họp gia đình, hưởng niềm vui đoàn tụ, quay quần bên bữa cơm tất niên để tâm tình, sẽ chia giành cho nhau những tình cảm tốt đẹp, thân thương nhất… gạt bỏ những ưu tư, muộn phiền trong năm cũ để cùng nhau sắm sửa cho ngày tết và những hoạt động tưởng nhớ tổ tiên, ông bà, thực hành đạo hiếu theo những tập tục truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ, quê hương. Tết đó là những gì đẹp nhất, ngon nhất, tốt nhất, gần gũi nhất, chân thành nhất… Tết là đoàn viên; Tết là sẽ chia; Tết là hướng về cội nguồn, đạo lý; là trở về với những tâm tưởng ký ức của ngày xưa đồng thời với bao khát khao, mong mõi, dự định và tin tưởng về một năm mới tốt đẹp hơn.

anh-truong1.jpg

Tùy theo mỗi vùng miền hoặc theo quan niệm về tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán khác nhau, Tết cổ truyền ở từng địa phương cũng có những nét khác nhau. Tuy nhiên, xét về tổng thể, phong tục của ngày Tết được chia làm ba khoảng thời gian, gồm: Tất niên, Giao thừa và Tân niên. Mỗi khoảng thời gian ứng với những hoạt động như: Tống cựu nghinh tân; Đưa ông Táo về trời vào ngày 23 tháng Chạp; Gói bánh chưng, bánh tét; Chưng hoa ngày tết (đào, mai, quất…); Chưng mâm ngũ quả; Thăm viếng mộ tổ tiên, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu; Cúng giao thừa; Xông đất; Chúc tết và mừng tuổi ông bà, cha mẹ, họ hàng, bạn bè; Xuất hành đầu năm; Đi lễ chùa đầu năm; Hái lộc đầu xuân; tham gia trò chơi dân gian…. Những phong tục mang tính linh thiêng đó đều nhằm cầu mong cho sự tốt lành, may mắn, thành công và sức khỏe trong năm mới.
 
anh-truong2.jpg

Trong những ngày cận Tết, tại Thành phố Pleiku, ghi nhận nhiều hoạt động trang trí, trưng bày, tái hiện hình ảnh Tết truyền thống của Dân tộc gắn với hoạt động mừng Đảng, mừng xuân, mừng Đất nước đổi mới, được thực hiện ở nhiều nới đó là công sở, siêu thị; công ty; gian trưng bày sản phẩm, địa điểm công cộng, khu vui chơi giải trí… Nhưng có thể nói hoạt động trưng bày, tái hiện không gian lễ hội Tết truyền thống của Dân tộc tại các Trường học trên địa bàn có ý nghĩa giáo dục, chuyển giao rất sâu sắc. Hầu như ở trường nào cũng có góc trưng bày Tết hay tổ chức các hoạt động nhân dịp Tết cổ truyền Giáp Thìn 2024.
 
anhtruong3.jpg

Ghi nhận tại Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, thành phố Pleiku. Một không gian Tết cổ truyền đầm ấm, tươi vui, được tái hiện với nhiều sắc màu văn hóa, tết xưa – tết nay, tết truyền thống Bắc bộ, tết Nam bộ, tết của đồng bào bản địa với những sản phẩm biểu tượng đó là hoa đào, hoa mai, cây quất, bình bông; đó là câu đối, đèn lồng, tranh tết, cây nêu, bếp lửa, đó là bánh chưng, bánh dày, nhà rông, rượu ghè, gà nướng, cơm lam… với những cách bài trí rất ấn tượng phán ánh những nét văn hóa truyền thống rất đặc sắc.
 
anh-truong-4-(1).jpg

Qua tìm hiểu được biết, bên cạnh việc nâng cao chất lượng dạy và học theo chương trình chính khóa. Hoạt động trãi nghiệm là một nội dung mà Ban giám hiệu Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo nhằm tạo ra không gian vui chơi, hoạt động, sinh hoạt bổ ích, kích thích nhu cầu tìm hiểu và phát triển các kiến thức, kĩ năng của học sinh theo lứa tuổi. Thông qua các hoạt động sự kiện, các cuộc thi theo chủ đề… giúp các em được hòa mình, tái hiện lại không gian thực để chủ động khám phá và tiếp nhận những kiến thức, giá trị văn hoá truyền thống quý báu của Dân tộc. “Góc trưng bày Tết Việt” đón xuân Giáp Thìn năm nay là một hoạt động như thế.

Có thể thấy rằng: Bằng sự am hiểu về văn hóa truyền thống, sự tài hoa, khéo tay của tập thể cô - trò và sự chung tay giúp sức của các bậc cha mẹ học sinh với những vật liệu, giản đơn, dễ tìm, như mây, tre, nứa, lá… và những mô hình tự làm đã đã tái hiện sinh động, chân thực nhất những hình ảnh tiêu biểu, gần gũi của Tết cổ truyền Dân tộc, phản ánh đặc trưng văn hóa ngày tết của mỗi vùng miền trong khuôn viên Nhà trường. Với sự tỷ mẫn trong bài trí và ý nghĩa biểu đạt được gửi gắm, thông qua hình thức thi thuyết trình đã giúp các em học sinh hào hứng, tìm hiểu và thể hiện. “Góc trưng bày Tết Việt” đã tạo ra không gian ngày tết, vui tươi đầm ấm, các em được đi học, được mang áo quần mới, được chụp hình với thầy cô, bạn bè, được hồn nhiên thả mình vào lễ hội truyền thống với bao sự háo hức, rộn ràng và ý nghĩa.

Với “Góc trưng bày Tết Việt”…, cô và trò Trường tiểu học Nguyễn Trãi muốn khái quát, tái hiện lại những hình ảnh thân thuộc, chân thực trong ngày tết cổ truyền dân tộc, tạo ra sân chơi cho học sinh, qua đó giúp các em học sinh, các bạn trẻ, quý phụ huynh có điều kiện hiểu biết hơn về giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của Người Việt trong ngày tết, góp phần phát huy bản sắc, giá trị tốt đẹp của dân tộc, hun đúc nên trong các em học sinh, các bạn trẻ tình yêu quê hương đất nước, sống có nghĩa tình, đạo lý, có tránh nhiệm đối với quá khứ, hiện tại và tương lai. Nét đẹp văn hóa tết cổ truyền của dân tộc cần được lan tỏa, lưu giữ trong tâm hồn của mỗi người Việt Nam bởi đó là văn hóa, truyền thống là hồn cốt của Dân tộc Việt Nam.

Cần lắm những hoạt động “Góc trưng bày Tết Việt” như Trường tiểu học Nguyễn Trãi đã thực hiện để trao trả, truyền tải những giá trị văn hóa cho thế hệ trẻ trong dòng chảy của Dân tộc hướng tới tương lai.

Tin, ảnh:  Ngà Trần
customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 58 Tăng Bạt Hổ - T
hành phố Pleiku - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3830 155
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3828414
1478004004_Mail.png  Email: ubndpleiku@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Sung - UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Pleiku.
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông

Chung nhan Tin Nhiem Mang
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png