TIN TỨC

CHUYÊN MỤC

Xã Ia Kênh phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc

Ngày đăng bài: 27/04/2018
Sáng ngày 22/4/2018, tại làng Mơ Nú, Ủy ban nhân dân xã Ia Kênh, thành phố Pleiku đã tổ chức phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, tham dự buổi phát động có trên 300 người là các cơ quan, ban ngành của thành phố Pleiku, đội ngũ cán bộ quân dân chính của 6 làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã Ia Kênh, đội ngũ cán bộ xã Ia Kênh và bà con trong làng Mơ Nú.

Những năm gần đây tình trạng chặt phá rừng tại khu vực rừng phòng hộ để làm nương rẫy, trên địa bàn xã Ia Kênh thuộc lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ quản lý, diễn ra hết sức phức tạp. Nổi cộm nhất là vào ngày 23/8/2016, Kpă Plí (sinh năm 1991) hủy hoại 3.200m2 và Kpă Yir (sinh năm 1961) hủy hoại 11.753m2, cả hai đối tượng đều trú tại làng Mơ Nú, xã Ia Kênh, thành phố Pleiku đã có hành vi chặt phá rừng (loại thông ba lá) tại rừng phòng hộ thuộc khoảnh 1, tiểu khu 356, lâm phần Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ, trên địa bàn xã Ia Kênh, thành phố Pleiku; vụ việc đã được xử lý trước pháp luật. Thế nhưng, các đối tượng vẫn cố tình không chấp hành hình phạt do chính mình gây ra.

xa-1-(Copy)-(1).jpg
Buổi phát động tại làng Mơ Nú, xã Ia Kênh.

Tại buổi phát động, bà con dân làng được nghe tuyên truyền về Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, trong đó tập trung vào một số nội dung có liên quan như: Rừng được Nhà nước quản lý, định đoạt và bảo vệ; Bảo vệ rừng là trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; Luật cũng quy định 16 hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi chặt phá, khai thác rừng trái phép; Các hành vi xâm hại đến rừng, tùy vào mức độ sẽ bị xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, ngoài ra còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Tuyên truyền Luật Thi hành án hình sự năm 2010, tập trung vào một số nội dung có liên quan như: Bản án hoặc quyết định của Tòa án được thi hành ngay theo quy định của Bộ Luật Tố tụng hình sự; Những hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự: Không chấp hành quyết định thi hành án hình sự; cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nội quy, quy chế về thi hành án hình sự hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự; Bản án, quyết định có hiệu lực thi hành phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh; Trong thời gian chấp hành án phạt tù nếu phạm nhân chấp hành tốt nội quy, quy chế trại giam, có thành tích trong lao động hoặc lập công thì được ưu tiên đề nghị xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và đề nghị xét đặc xá theo quy định của pháp luật...

xa-2-(Copy)-(1).jpg
Bà con làng Mơ Nú, xã Ia Kênh tham gia buổi phát động.

Trở lại với vi phạm của hai đối tượng, sau khi phát hiện vụ việc Kpă Plí, hủy hoại 3.200m2 và Kpă Yir, hủy hoại 11.753m2, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Gia Lai đã có Quyết định khởi tố vụ án số 12/QĐKT và số 13/QĐKT, ngày 24/10/2016 về việc khởi tố vụ án hình sự “Hủy hoại rừng” và chuyển hồ sơ cho Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Pleiku điều tra theo thẩm quyền; sau khi thu tập tài liệu, chứng cứ, ngày 08/2/2017 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Pleiku đã ra Quyết định khởi tố bị can số 63 và 64 đối với Kpă Plí và Kpă Yir về hành vi “Hủy hoại rừng” theo điều 243 Bộ luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015. Vụ án được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố kết luận điều tra và chuyển sang Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Pleiku để đề nghị truy tố các bị can về tội “Hủy hoại rừng”. Ngày 10/5/2017, Tòa án nhân dân thành phố Pleiku đã đưa 2 vụ án ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Kpă Plí, 15 tháng tù và Kpă Yir, 3 năm 6 tháng tù, khi xét xử 02 bị cáo đang được tại ngoại và không kháng cáo.

Phát biểu tại buổi phát động, ông Rơ Châm Her, làng Mơ Nú, nói rằng: là người dân thì phải chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật và địa phương, không nên phá rừng như vậy để vi phạm pháp luật rồi phải bồi thường thiệt hại thì khổ thêm. Ông Rơ Lan Bơnh, Trưởng ban Mặt trận làng Nhao 1, thì góp ý rằng: chúng ta không nên làm những điều phá rừng như vậy, trước sau gì rồi cũng bị pháp luật xử lý, bởi phá rừng mà nhà nước đã trồng thì ai mà chấp nhận được. Còn ông Rơ Lan Bơi, Trưởng ban Mặt trận làng Thông Yố, thì thẳng thắn nói: hôm nay được tham dự buổi phát động này, bản thân tôi cũng có thêm nhận thức về pháp luật và Hiến pháp của nước ta, trường hợp ông Kpă Plí và Kpă Yir đã vi phạm về tội “Hủy hoại rừng” và bị Tòa án xử như vậy thì bà con ta cũng nên lấy đó làm bài học cho bản thân và gia đình mình đừng bao giờ như thế nữa. Bà Rơ Mah H Kim, Chủ tịch Mặt trận xã Ia Kênh, phát biểu tại buổi phát động: Bà con chúng ta từ nay không nên chặt phá và lấn chiếm đất rừng như vậy nữa, với hai trường hợp đã vi phạm và bị Tòa xử án như vậy thì không thể nào trốn tránh mãi được mà phải chấp hành thôi; Hiến pháp cũng nêu rõ “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”; chính vì thế, bà con chúng ta cần nêu cao hơn nữa về trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công tác bảo vệ rừng cũng như chấp hành pháp luật và quy định của địa phương. Ngồi xen kẽ trong đám đông tại buổi phát động, tôi thấy một thanh niên còn rất trẻ và khi hỏi mới biết, anh là Rơ Lan Yich (SN 1988), Trưởng ban Mặt trận làng Nhao 2 và được anh bộc bạch rằng: Em thấy hai ông Kpă Plí và Kpă Yir, vi phạm việc phá rừng đã được Tòa án xử như vậy là do chính hai ông tự do, tùy tiện làm chứ có ai xúi dục đâu; việc làm gây ra thiệt hại cho nhà nước của hai ông phải trả giá bằng án phạt tù và bồi thường là lẽ đương nhiên.  

Buổi phát động tại làng Mơ Nú, xã Ia Kênh cũng đã giúp cho nhân dân đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ia Kênh nói chung và làng Mơ Nú, nói riêng nhận thức được tầm quan trọng về ý thức chấp hành pháp luật của mọi công dân theo quy định của pháp luật; hiểu được về Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, về trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi một công dân và các hành vi xâm hại đến rừng, tùy vào mức độ sẽ bị xử phạt hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, ngoài ra còn phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật; Luật Thi hành án hình sự năm 2010, về những hành vi bị nghiêm cấm trong thi hành án hình sự như: Không chấp hành quyết định thi hành án hình sự; cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nội quy, quy chế về thi hành án hình sự hoặc quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền trong thi hành án hình sự; bản án, quyết định có hiệu lực thi hành phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh.

Hiến pháp đã quy định “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật”. Mỗi người dân Việt Nam cần phải chấp hành theo Hiến pháp và Pháp luật Việt Nam. Nếu mọi người dân đều thực hiện đúng khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật” thì đất nước sẽ có kỷ cương, tôn ti, trật tự, xã hội sẽ ngày càng phát triển, cái xấu sẽ bị đẩy lùi, cuốc sống của mỗi người dân sẽ tốt đẹp hơn.
Bài và ảnh: Sỹ Nhân
customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 58 Tăng Bạt Hổ - T
hành phố Pleiku - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3830 155
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3828414
1478004004_Mail.png  Email: ubndpleiku@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Sung - UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Pleiku.
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông

Chung nhan Tin Nhiem Mang
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png