CHUYÊN MỤC

Bộ Thủ tục hành chính công
Quy hoạch - kế hoạch
Thông tin tuyên truyền
Làm theo lời Bác
Góp ý cá nhân, tổ chức
Hỏi đáp
Lịch công tác
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
 
     Xã Tân Sơn nằm phía Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố 15km, có diện tích tự nhiên là 864,63 ha. Những năm qua, cuộc sống của người dân ở xã đang từng bước được cải thiện, ngày một ổn định và phát triển. Tuy nhiên một bộ phận không nhỏ đồng bào đời sống còn gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu vẫn là trình độ dân trí, tập quán và kỹ thuật canh tác nông nghiệp của đồng bào còn nhiều hạn chế. Nguồn vốn đầu tư hỗ trợ cho sản xuất chưa cao, nguồn vay thông qua các chương trình của Nhà nước không đủ đáp ứng nhu cầu của đông đảo đồng bào, nhất là hộ nghèo.
     Xã Tân Sơn nằm phía Đông Bắc thành phố Pleiku với tổng diện tích tự nhiên là 864,63 ha, có tọa độ địa lý như sau:
Từ 130 50’00’’ đến 14002’00’’ độ vĩ Bắc
Từ 108001’30’’ đến 108004’00’’ độ kinh Đông.

     - Ranh giới tứ cận:
          + Phía Bắc giáp: huyện Chư păh.
          + Phía Nam giáp: xã Biển Hồ.
          + Phía Tây giáp: xã Biển Hồ và huyện Chư păh.
          + Phía Đông giáp: huyện Đăc Đoa.
     Năm 1996 xã Tân Sơn được tách ra từ xã ChưZô và một phần của xã Biển Hồ, được lập thành 4 thôn (Thôn tiên Sơn 1,  Thôn tiên Sơn 2, Thôn tiên Sơn 3, thôn 9) và 2 làng (Làng Têng, làng Nhing). Năm 2007, Làng Têng  xã Tân Sơn được tách ra thành 2 làng là  Làng Têng 1 và  Làng Têng 2. Đến nay, toàn xã có 4 thôn và 3 làng.
     Xã Tân Sơn có diện tích tự nhiên 864,63 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 578,39 ha; Đất phi nông nghiệp 264,67 ha; Đất chưa sử dụng 21,57 ha. Phần lớn là đất Bazan và đất đỏ vàng, đất xám thích hợp cho phát triển cây công nghiệp dài ngày. Ngoài ra, xã còn có một số diện tích bằng phẳng thích hợp cho canh tác lúa nước.
     Là một xã thuần nông nghiệp, những năm sau giải phóng người nông dân làm chủ ruộng vườn, thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước ruộng đất được chia đều cho nhân, vận động nhân dân khai hoang vỡ hóa, toàn bộ đất trồng lúa nước của dân Tân Sơn đều là đất xâm canh ở xã ChưdangZa. Nhân dân xã Tân Sơn hăng say sản xuất, cải tạo hệ thống thủy lợi, khai kênh dẫn dòng đưa nước tưới trong mùa khô, thoát úng trong mùa mưa giúp cho xã mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp sang các xã bạn. Xã có thành lập 01 tổ thủy nông để điều tiết nước tưới cho cánh đồng lúa ở Rừng Dầu. Nhờ đó đời sống của nhân dân ngày càng ổn định về tinh thần lẫn vật chất.
     Khi đất nước đổi mới, với điều kiện kinh tế xã hội của xã, cán bộ và nhân dân tập trung phát triển sản xuất áp dụng các tiến bộ khoa học, giống mới vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi từng bước các loại cây trông phù hợp đem lại giá trị kinh tế cao ổn định đời sống kinh tế nhân dân. Hoạt động thương mại, dịch vụ từng bước phát triển, giúp cho việc giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa với các xã lân cận.
Năm 1997 với sự đồng lòng của nhân dân hệ thông điện lưới quốc gia đã được kéo về đến các thôn của xã, hiện nay 100% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới Quốc gia, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ.
     Hệ thống đường giao thông nông thôn đã được đầu tư nhựa hóa, bê tông hóa, hiện nay có hơn 30 km đường trục xã và trục thôn đã được nhựa hóa giúp cho việc đi lại, giao thương buôn bán ngày càng phát triển, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
     Văn hóa xã hội đã được đầu tư phát triển, các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư mở rộng để đáp ứng cho việc thông tin tuyên truyền như hệ thống truyền thanh hữu tuyến phủ đều toàn 7/7 thôn làng, hiện nay hệ thống này được thay thế bằng hệ thống truyền thanh vô tuyến giúp cho việc thông tin tuyên truyền hiệu quả hơn; bưu điện văn hóa, sân bãi văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần, động lực phát triển kinh tế xã hội của xã.
     Văn hóa đã trở thành nét đặc trưng của nhân dân xã Tân Sơn, nó là sự phản ánh sinh động của đời sống cư dân nông nghiệp, mang bản sắc văn hóa truyền thống của nông thôn đồng bằng như văn hóa thờ cúng tổ tiên, tập quán lễ hội, đình chùa … kết hợp với văn hóa truyền thống của người bản địa nhất là văn hóa truyền thống của người Jrai đã tạo sự phong phú các giá trị văn hóa.
     Hiện nay các thôn làng đều có nhà sinh hoạt văn hóa. Xã có 01 nhà sinh hoạt công đồng chung cho 3 làng nằm ở làng Têng 2.
     Giáo dục: được sự quan tâm của Đảng, cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục ngày càng khang trang, xã 1 trường THCS, 2 trường tiểu học, 1 trường mầm non với gần 1.500 học sinh. Công tác giáo dục, đầu tư cho giáo dục được đầu tư đúng mức, phát huy truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ, khu dân cư xem đây là động lực lập thân lập nghiệp, nhiều thế thệ con em đã thành danh công hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước, đóng góp cho sự phát triển giáo dục của địa phương. Tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm thấp, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%; số em đỗ vào tác trường Đại học, cao đẳng, trung học nghề cao.

     Y tế: Ngay sau giải phóng viêc chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm đầu tư chỉ đạo, đội ngũ cán bộ y tế được bồi dưỡng đào tạo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, hiện nay việc chuẩn hóa cán bộ y tế đã thực hiện đảm bảo, trạm có 5 cán bộ trong đó có 1 y sĩ, 1 y tá, 1 dược sĩ, 1 nữ hộ sinh, 1 điều dưỡng. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc khám chữa bệnh được đầu tư khang trang, đầy đủ trang bị cơ bản để điều trị, sơ cấp cứu ban đầu. Trạm đã xây dựng đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 và giai đoạn 2.
     Công tác truyền truyền vận động nhân dân phòng chống dịch bệnh, thực hiện tiêm chủng mở rộng được thực hiện sâu rộng, các bà mẹ mang thai hầu hết được hướng dẫn kĩ càng và chăm sóc sinh sản ở cơ sở y tế.
Hệ thống chính trị hoạt động đồng bộ, hiệu quả từ xã đến thôn làng.