CHUYÊN MỤC

Bộ Thủ tục hành chính công
Quy hoạch - kế hoạch
Thông tin tuyên truyền
Làm theo lời Bác
Góp ý cá nhân, tổ chức
Hỏi đáp
Lịch công tác
quatrinhhinhthanhphattrien-(1).png

 
trada.jpg
      Xã Trà Đa  có vị trí nằm về phía Đông Bắc thành phố Pleiku, cách trung tâm thành phố 6 km về phía Tây Nam được thành lập theo quyết định số 30/QĐ – HĐBT ngày 17/8/1981 của HĐBT (nay là Chính Phủ) có ranh giới hành chính tiếp giáp như sau : Phía Đông giáp huyện Đăk Đoa và Chư Ă, phía Tây giáp  phường Hoa Lư và phường thống nhất. Phía Nam giáp phường Thắng Lợi và phường phù đổng. Phía Bắc giáp xã Biển Hồ.
      Diện tích tự nhiên: 1.322,97 ha, trong đó đất nông nghiệp 582,85 ha chiếm 44,05%,  đất phi nông nghịêp 633,3 ha chiếm 47,87%, đất chưa sử dụng 106,84ha chiếm 8,1%.
      Xã Trà Đa nằm ở trung tâm cao nguyên Pleiku, có độ cao khoảng 700 – 800m cao hơn độ cao trung bình của toàn cao nguyên. Địa hình của xã có xu hướng thấp dần về 2 phía Tây Bắc và Đông Nam. Đây là nơi bắt nguồn của nhiều suối nhánh thuộc các hệ thống suối lớn lân cận xã như suối Iadonich. Nhìn chung xã có 2 dạng địa hình chính đó là địa hình cao nguyên lượn sóng và địa hình vùng thung lũng, trong đó dạng địa hình cao nguyên lượn sóng là chủ yếu, mức độ lượn sóng từng khu vực khác nhau.
      Xã Trà Đa có 6 thôn với 1410 hộ, 5355 nhân khẩu trong đó dân tộc Tày 03 hộ chiếm tỷ lệ 0,002%, Dân tộc Mường 5 hộ chiếm tỷ lệ 0,003%; dân tộc Hoa 2 hộ chiếm tỷ lệ 0,001%, dân tộc Ê đê 01 hộ chiếm tỷ lệ 0,0007%, dân tộc Khơ me 01 hộ chiếm tỷ lệ 0,0007% và dân tộc Thái 02 hộ chiếm tỷ lệ 0,001%.
      Kinh tế chính của xã là sản xuất nông nghiệp với lao động làm nghề nông chiếm 80% . Chủ yếu là trồng cây cà phê, hồ tiêu và chăn nuôi gia súc gia cầm. Khi đất nước đổi mới, với điều kiện kinh tế xã hội của xã, cán bộ và nhân dân tập trung phát triển sản xuất áp dụng các tiến bộ khoa học, giống mới vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi từng bước các loại cây trông phù hợp đem lại giá trị kinh tế cao ổn định đời sống kinh tế nhân dân. Hoạt động thương mại, dịch vụ từng bước phát triển, xã có lợi thế có khu cộng nghiệp đứng chân trên địa bàn phần nào tạo công ăn việc làm cho nhân dân.
      Với sự đồng lòng của nhân dân hệ thông điện lưới quốc gia đã được kéo về đến các thôn của xã, hiện nay 100% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới Quốc gia, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ.
      Hệ thống đường giao thông nông thôn đã được đầu tư nhựa hóa, bê tông hóa, hiện nay có 32.908,37km đường đã được nhựa hóa giúp cho việc đi lại, giao thương buôn bán ngày càng phát triển, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
      Văn hóa xã hội đã được đầu tư phát triển, các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư mở rộng để đáp ứng cho việc thông tin tuyên truyền như hệ thống truyền thanh hữu tuyến phủ đều toàn 6/6 thôn, hiện nay hệ thống này được thay thế bằng hệ thống truyền thanh vô tuyến giúp cho việc thông tin tuyên truyền hiệu quả hơn; bưu điện văn hóa, sân bãi văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần, động lực phát triển kinh tế xã hội của xã.
      Giáo dục: được sự quan tâm của Đảng, cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục ngày càng khang trang, xã 1 trường THCS, 1 trường tiểu học, 1 trường mầm non với gần 1049 học sinh. Công tác giáo dục, đầu tư cho giáo dục được đầu tư đúng mức, phát huy truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ, khu dân cư xem đây là động lực lập thân lập nghiệp, nhiều thế thệ con em đã thành danh công hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước, đóng góp cho sự phát triển giáo dục của địa phương. Năm học 2017 – 2018 các trường học đã thực hiện tốt chương trình dạy và học chất lượng học sinh năm sau cao hơn năm trước, Tỷ lệ giáo dục mầm non đạt sức khỏe 100% và 100% bé đạt danh hiệu bé khỏe, bé ngoan; 100% học sinh tiểu học hoàn thành chương trình phổ cập tiểu học; Về chất lượng học sinh THCS có 24,5% học sinh đạt loại giỏi, 31,1% học sinh đạt loại khá, trung bình 37,3%, yếu kém 7,1%, từ trung bình trở lên 92,9%. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 98,4% (61/62), đảm bảo công tác an ninh học đường, an toàn giao thông luôn được quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt.
      Y tế: Ngay sau giải phóng viêc chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm đầu tư chỉ đạo, đội ngũ cán bộ y tế được bồi dưỡng đào tạo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, hiện nay việc chuẩn hóa cán bộ y tế đã thực hiện đảm bảo. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc khám chữa bệnh được đầu tư khang trang, đầy đủ trang bị cơ bản để điều trị, sơ cấp cứu ban đầu.