CHUYÊN MỤC

Bộ Thủ tục hành chính công
Cơ cấu tổ chức
Hỏi đáp - Góp ý
Quy hoạch - Kế hoạch
Phổ biến pháp luật
Thủ tục hành chính mức độ 2
TRACUU.png

HOP-THU-DIEN-TU1-(1).jpg

HOP-THU-DIEN-TU1-(1).jpg

HOP-THU-DIEN-TU1-(1).jpg

HOP-THU-DIEN-TU1-(1).jpg
 

Văn bản mới

Ngày đăng bài: 13/07/2016
1. Tăng phạt nặng đối với sử dụng thuốc cấm trong cây trồng: Nghị định 31/2016/NĐ-CP, ngày 06/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật quy định mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với cá nhân là 50 triệu đồng, đối với tổ chức là 100 triệu đồng. Hành vi sử dụng thuốc cấm đối với cây trồng sẽ bị phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng (mức phạt cũ chỉ từ 1 - 3 triệu đồng).
 
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng hướng dẫn sử dụng; sau khi sử dụng không thu gom cũng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng; buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đã gây ra.
 
Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng đối với hành vi sản xuất thuốc bảo vệ thực vật không có tên trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam, tùy theo khối lượng thuốc vi phạm; ngoài ra còn áp dụng hình phạt bổ sung đình hoạt động sản xuất, tịch thu tiêu hủy. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 25/6/2016.

2. Ngày 11/5/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2016/QĐ-TTg quy định hỗ trợ kinh phí cho hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và thanh toán chi phí quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả chi phí mua tin trong quản lý, xử lý tài sản bị tịch thu trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả tối đa là 200 triệu đồng/vụ việc. Theo đó, mức chi mua tin của mỗi vụ việc không quá 10% số tiền xử phạt và tiền bán tài sản tịch thu (nếu có), tối đa 100 triệu đồng với vụ việc có số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền bán tài sản tịch thu có giá trị dưới 5 tỷ đồng hoặc trong trường hợp tài sản bị tịch thu được xử lý theo hình thức tiêu hủy, chuyển giao. Tối đa 200 triệu đồng/vụ việc với các vụ việc có số tiền xử phạt vi phạm hành chính và tiền bán tài sản tịch thu có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên.

Với các tổ chức, cá nhân có thành tích trong quá trình tham gia điều tra, bắt giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, mức chi khen thưởng do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả quyết định, tối đa là 3 triệu đồng/vụ việc với cá nhân và 15 triệu đồng/vụ việc đối với tập thể. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 26/6/2016.

3. Ngừng kinh doanh quá 6 tháng liên tục mà không thông báo phạt đến 2 triệu đồng: Theo Nghị định 50/2016/NĐ-CP, ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư mà Chính phủ vừa ban hành, hộ kinh doanh ngừng hoạt động kinh doanh quá 6 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ bị phạt từ 1 - 2 triệu đồng.

4. Chính phủ vừa ban hành Nghị định 46/2016/NĐ-CP, ngày 26/5/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2016 và thay thế Nghị định 171/2013/NĐ-CP và Nghị định 107/2014/NĐ-CP của Chính phủ.

- Theo đó, mức phạt đối với nhóm người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ tăng lên đáng kể so với các Nghị định cũ. Cụ thể: người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính bị phạt từ 60.000 - 80.000 đồng lên 100.000 - 200.000 đồng... Trường hợp người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ; chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật cũng bị phạt từ 100.000 - 200.000 đồng.

Đối với điều khiển xe máy, quy định mới tăng gấp đôi mức phạt tiền lên 1 -2 triệu đồng (quy định hiện hành chỉ từ 500 - 1 triệu đồng) đối với người điều khiển xe máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở…

- Nghị định sửa đổi tăng mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở 10 - 15 triệu đồng lên 16 - 18 triệu đồng. Người điều khiển xe ô tô không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn và chất ma túy của người thi hành công vụ cũng bị phạt đến 18 triệu đồng.

Tăng mức phạt đối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy từ 8 - 10 triệu đồng lên 16 - 18 triệu đồng (trong trường hợp không có giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe); tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 - 24 tháng.

Nghị định bổ sung quy định mới: dùng chân để điều khiển vô lăng xe ô tô khi xe đang chạy trên đường bị phạt từ 7 - 8 triệu đồng. Các hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ, không chấp hành hiệu lệnh dừng xe của người thi hành công vụ hoặc gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18 - 20 triệu đồng…

Ban Biên Tập
Trang chủ     |     Tin tức     |     Liên hệ     |     Mobile     |     Site map

Copyright © 2013 Bản quyền thuộc về UBND TP Pleiku
Chịu trách nhiệm chính: ...  
Địa chỉ: Xã Chư Á,  TP. Pleiku, Gia Lai - Điện thoại:0593 830 155  - Fax: 059. 3828 414 - Email: chua.pleiku@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông Gia Lai.
Phát triển bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Gia Lai