CHUYÊN MỤC

Bộ Thủ tục hành chính công
Chuyển đổi số
Quy hoạch - kế hoạch
Thông tin tuyên truyền
Làm theo lời Bác
Góp ý cá nhân, tổ chức
Hỏi đáp
Lịch công tác




gt.jpg

- Đơn vị: Ủy ban nhân dân xã An Phú
- Địa chỉ:  – TP.Pleiku - Tỉnh Gia Lai.
- Số điện thoại: (02692200339) 
- Số Fax: (0269) 
- Địa chỉ Email: ubndap.pleiku@gialai.gov.vn
- Chủ tịch: Nguyễn Thị Hiệp

* Giới thiệu chung:
quatrinhhinhthanhphattrien-(1).png
 

     Xã An Phú là xã vùng ven nằm về phía đông cách trung tâm thành phố Pleiku 12 km. Phía đông giáp thị trấn ĐăkĐoa, phía nam giáp xã Ia Băng, phía bắc giáp xã Hà Bầu (huyện ĐăkĐoa); phía tây giám xã Chư Ă ( thành phố Pleiku).
     Lịch sử ra đời và phát triển xã An phú trải qua hàng trăm năm với nhiều thế hệ nối tiếp nhau, qua các tư liệu khảo cổ học như di chỉ Trà Dom và các tư liệu dân tộc học cho thấy quá trình hình thành xã An Phú trải qua thời kỳ lịch sử lâu dài với sự hình thành và phát triển của tộc người Jarai quần tụ sinh sống từ đỉnh Trà Dom và quần tụ sinh cơ lập nghiệp dọc theo phía tây bắc nơi có điều kiện thổ nhượng, địa hình phù hợp với trồng trọt, chăn nuôi nuôi sống cộng đồng dân cư bản địa, đây cũng là quy luật cư trú tự nhiên của cư dân nông nghiệp tạo nguồn sống để phát triển cộng đồng.
     Xã An phú ngày nay được hình thành với cư dân bản địa là người Jarai sống tập trung kéo dài từ làng Pi ơm thuộc Đăk Đoa ngày nay kéo dài theo hướng tây nam đến xã Chư Ă thành phố Pleiku, đến đầu thế kỷ 20 mới bắt đầu có những cư dân người kinh đầu tiên tạo lập nên các làng gồm: Phú thọ, Nguyên Lợi, Quảng Định, An My, Trà Nhă.
     Sau ngày thống nhất đất nước An Phú gồm có xã An Mỹ ( gồm thôn 1, thôn 2, thôn 3) và Xã Phú thọ (gồm thôn 4, thôn 5, thôn 6) đến năm 1978 xác nhập 2 xã thành xã An Phú gồm có 6 thôn. Ngày nay xã an phú gồm có 10 thôn(từ thôn 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 11, 12) và 2 làng đồng bào dân tộc thiểu số ( làng Plei Thung Dor và làng Bông Phun râu)
     Tổng diện tích toàn xã An Phú là 1.107,07 ha.
     Trong đó:
          - Đất nông nghiệp: 859,59 ha.
          Chia ra: + Đất sản xuất nông nghiệp: 859,30 ha.
                      + Đất nuôi trồng thủy sản: 0,01 ha.
                      + Đất nông nghiệp khác: 0,28 ha.
          - Đất phi nông nghiệp: 246,87 ha.
          - Đất chưa sử dụng: 0,61 ha.
     Là một xã thuần nông nghiệp, những năm sau giải phóng người nông dân làm chủ ruộng vườn, thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước ruộng đất được chia đều cho nhân, vận động nhân dân khai hoang vỡ hóa, xây dựng đồng lập ra tổ vòng công, xóa bỏ tận gốc nghèo đói, đưa nhân dân vào sản xuất tập thể, thành lập 2 Hợp tác xã Nông nghiệp với ….xã viên. Nhân dân xã An Phú hăng say sản xuất, cải tạo hệ thống thủy lợi, khai kênh dẫn dòng đưa nước tưới trong mùa khô, thoát úng trong mùa mưa giúp cho xã mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp từ lúa một vụ sang 2 vụ có năng suất cao. Vào những năm 80 xã đã là thành viên của câu lạc bộ 10 tấn của cả nước, nhờ đó đời sống của nhân dân ngày càng ổn định về tinh thần lẫn vật chất.
     Khi đất nước đổi mới, với điều kiện kinh tế xã hội của xã, cán bộ và nhân dân tập trung phát triển sản xuất áp dụng các tiến bộ khoa học, giống mới vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi từng bước các loại cây trông phù hợp đem lại giá trị kinh tế cao ổn định đời sống kinh tế nhân dân. Hoạt động thương mại, dịch vụ từng bước phát triển, giúp cho việc giao thương buôn bán, trao đổi hàng hóa ngày càng phát triển là trung tâm đầu mối với các trục đường liên huyện với các xã thuộc Đak Đoa như Hà Bầu, Ia Băng.
Năm 1995 với sự đồng lòng của nhân dân hệ thông điện lưới quốc gia đã được kéo về đến các thôn của xã, hiện nay 100% số hộ gia đình được sử dụng điện lưới Quốc gia, đã góp phần thúc đẩy sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dịch vụ.

     Ghi nhận công sức của nhân dân, nhân dân xã An phú được Đảng, Nhà nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba, hạng nhì.
     Hệ thống đường giao thông nông thôn đã được đầu tư nhựa hóa, bê tông hóa, hiện nay có …..km đường đã được nhựa hóa giúp cho việc đi lại, giao thương buôn bán ngày càng phát triển, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
     Văn hóa xã hội đã được đầu tư phát triển, các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư mở rộng để đáp ứng cho việc thông tin tuyên truyền như hệ thống truyền thanh hữu tuyến phủ đều toàn 12/12 thôn làng, hiện nay hệ thống này được thay thế bằng hệ thống truyền thanh vô tuyến giúp cho việc thông tin tuyên truyền hiệu quả hơn; bưu điện văn hóa, sân bãi văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần, động lực phát triển kinh tế xã hội của xã.
     Văn hóa đã trở thành nét đặc trưng của nhân dân xã An phú, nó là sự phản ánh sinh động của đời sống cư dân nông nghiệp, mang bản sắc văn hóa truyền thống của nông thôn đồng bằng như văn hóa thờ cúng tổ tiên, tập quán lễ hội, đình chùa … kết hợp với văn hóa truyền thống của người bản địa nhất là văn hóa truyền thống của người Jrai đã tạo sự phong phú các giá trị văn hóa.
     Hiện nay các thôn làng đều có nhà sinh hoạt văn hóa, làng có nhà rông văn hóa. Xã có công viên văn hóa Đồng Xamh là điểm đến của du khách tạo điểm nhấn văn hóa trong lòng thành phố.
     Giáo dục: được sự quan tâm của Đảng, cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục ngày càng khang trang, xã 1 trường THCS, 2 trường tiểu học, 1 trường mầm non với gần 3000 học sinh. Công tác giáo dục, đầu tư cho giáo dục được đầu tư đúng mức, phát huy truyền thống hiếu học của gia đình, dòng họ, khu dân cư xem đây là động lực lập thân lập nghiệp, nhiều thế thệ con em đã thành danh công hiến cho sự nghiệp phát triển của đất nước, đóng góp cho sự phát triển giáo dục của địa phương. Tỉ lệ học sinh bỏ học hàng năm thấp, tỉ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%; số em đỗ vào tác trường Đại học, cao đẳng, trung học nghề cao.
Y tế: Ngay sau giải phóng viêc chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm đầu tư chỉ đạo, đội ngũ cán bộ y tế được bồi dưỡng đào tạo đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, hiện nay việc chuẩn hóa cán bộ y tế đã thực hiện đảm bảo, trạm co 6 cán bộ trong đó có 2 y sĩ, 2 y tá, 1 nữ hộ sinh, 1 điều dưỡng. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc khám chữa bệnh được đầu tư khang trang, đầy đủ trang bị cơ bản để điều trị, sơ cấp cứu ban đầu. Trạm đã xây dựng đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1 và giai đoạn 2.

     Công tác truyền truyền vận động nhân dân phòng chống dịch bệnh, thực hiện tiêm chủng mở rộng được thực hiện sâu rộng, các bà mẹ mang thai hầu hết được hướng dẫn kĩ càng và chăm sóc sinh sản ở cơ sở y tế.