CHUYÊN MỤC

Bộ Thủ tục hành chính công
Chuyển đổi số
Công tác phòng cháy chữa cháy PCCC
phòng chống pháo nổ
Quy hoạch - kế hoạch
Thông tin tuyên truyền
Làm theo lời Bác
Góp ý cá nhân, tổ chức
Hỏi đáp
Lịch công tác
Tuyên truyền , phổ biến, giáo dục pháp luật

Phân loại rác thải tại nguồn, chống rác thải nhựa

Ngày đăng bài: 14/11/2019
Phân loại rác thải tại nguồn, chống rác thải nhựa

          Hiện nay, trên địa bàn thành phố Pleiku công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt đã và đang diễn ra theo cách làm truyền thống, tức là toàn bộ rác thải được thu gom tập trung rồi chuyển về nơi chôn lấp tại bãi rác xã Gào. Vì vậy, khối lượng rác thải ngày càng tăng dần theo sự phát triển của dân số đô thị gây áp lực cho công tác xử lý chất thải.
Nhằm mục đích hạn chế đến mức tối thiểu lượng rác thải chôn lấp, tăng mức tối đa lượng rác thải đem tái chế sử dụng và theo định hướng chung với mục tiêu “chống rác thải nhựa”. Thành phố Pleiku đã xây dựng Đề án “Thí điểm phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn, chống rác thải nhựa” trên địa bàn thành phố tại tuyến đường Phan Đình Phùng, đường Hùng Vương; Hoa viên KpaKlơng và Bãi đậu xe đường Anh Hùng Núp.
Thùng rác được sơn 02 màu: Màu xanh dùng chứa rác thải hữu cơ dễ phân hủy; Màu vàng dùng chứa rác thải vô cơ khó phân hủy.
Rác hữu cơ: Là các chất thải có chứa các hợp chất hữu cơ, có khả năng/dễ dàng phân hủy sinh học, bao gồm:
- Các thành phần chất thải có nguồn gốc thực vật: rau, đậu, hoa quả, củ, hạt, cơm thừa, cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng…
- Các thành phần chất thải có nguồn gốc động vật như: tôm, cá, thịt, vỏ trứng, xác động vật, phân gia súc, côn trùng, nhưng không bao gồm các loại vỏ nghêu, vỏ sò, rác sân vườn như cành cây…
- Các thành phần đã qua chế biến không sử dụng được.
Rác vô cơ: Là những chất thải không có khả năng phân hủy trong điều kiện tự nhiên hoặc có thể phân hủy nhưng thời gian rất dài, bao gồm:
- Rác vô cơ không tái chế: là chất thải rắn vô cơ không có khả năng sử dụng hoặc chế biến lại như giấy ăn đã sử dụng, thủy tinh (bóng đèn, cốc vỡ…), quần áo cũ, xĩ than, xương động vật, vỏ sò, vỏ trứng...
- Rác vô cơ có thể tái chế: là các loại rác có thể sử dụng lại nhiều lần trực tiếp hoặc chế biến lại như vỏ hộp, chai, lọ, túi nhựa, chai nhựa, giấy báo, bìa carton, kim loại…
 Để nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố nhằm cải thiện môi trường sống đô thị, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và phát triển môi trường bền vững. Đề nghị mỗi người dân chúng ta hãy phân loại rác tại nhà, góp phần chung tay với chính quyền bảo vệ môi trường, hướng đến xây dựng thành phố Pleiku là một đô thị “Xanh – sạch – đẹp”./.