TIN TỨC

CHUYÊN MỤC

TRAO ĐỔI

Ngày đăng bài: 25/01/2019
Hỏi:
Tôi tính đến hết tháng 12/2018 đủ 60 tuổi và có thời gian đóng bảo hiểm xa hội được 16 năm. Xin hỏi trong trường hợp nhận bảo hiễm xã hội một lần thì mức hưởng được tính như thế nào?

Trả lời:

Trường hợp của ông tính đến tháng 12/2018 ông đủ 60 tuổi và có 16 năm đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, trường hợp của ông có thể lựa chọn đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện một lần cho những năm tiếp theo còn thiếu cho đủ 20 năm để được hưởng lương hưu hằng tháng hoặc có thể lựa chọn nhận bảo hiểm một lần. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được quy định tại khoản 2, Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội. Theo đó, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2016;

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2016 trở đi;

- Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Căn cứ quy định nêu trên, mức bảo hiểm xã hội một lần của ông được tính bằng 25,5 tháng (15 năm *1,5 tháng/năm + 03 năm * 2 tháng/năm) mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Hỏi: Bà M làm việc trong điều kiện bình thường, trong hồ sơ chỉ thể hiện sinh năm 1962, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội 25 năm, bị suy giảm khả năng lao động 61%, lập hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu từ ngày 01/3/2016. Tỷ lệ hưởng lương hưu của bà M được tính như thế nào:

Trả lời:

Căn cứ Quy định tại Điều 56 của Luật bảo hiểm xã hội; khoản 1 và khoản 2 Điều 7 Nghị định số 115/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ và điểm b khoản 1 Điều 17 của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tỷ lệ hưởng lương hưu của bà M được tính như sau:

- 15 năm đầu được tính bằng 45%;

- Từ năm thứ 16 đến năm thứ 25 là 10 năm, tính thêm: 10*3%=30%;

- Tổng 2 tỷ lệ trên là 45%+30%=75%;

- Hồ sơ chỉ thể hiện bà M sinh năm 1962 nên lấy ngày 01/01/1962 để tính tuổi làm cơ sở tính năm nghỉ hưu trước tuổi. Do vậy, tại thời điểm hưởng lương hưu bà M đã 54 tuổi 01 tháng nên tỷ lệ giảm trừ do nghỉ hưu trước tuổi là 1%;

Như vậy, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của bà M là: 75%-1%=74%.

Hỏi: Bạn Nguyễn Văn A, học sinh trường THPT B hỏi: Trường hợp cháu tự đi khám chữa bệnh nội trú vượt tuyến tại bênh viện tỉnh thì được BHYT thanh toán 60% mức hưởng BHYT của cháu hay 60% chi phí điều trị:

Trả lời:
Trường hợp bạn khám chữa bệnh nội trú trái tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh thì được hưởng 60% chi phí trong phạm vi quyền lợi và mức bảo hiểm y tế. Do bạn không nói rõ Bạn thuộc đối tượng đồng chi trả 20%, 5% hay không phải đồng chi trả nên chúng tôi không thể trả lời cụ thể cho bạn mà đưa ra 3 ví dụ để Bạn đối chiếu với trường hợp của mình:

- Nếu bạn thuộc đối tượng phải đồng chi trả 20%, mức hưởng bảo hiểm y tế là 60%*80%-48% chi phí điều trị;

- Nếu thuộc đối tượng bảo hiểm y tế phải đồng chi trả 5% thì mức hưởng là 60%*95%=57% chi phí điều trị;

- Trường hợp không thuộc đối tượng không phải đồng chi trả thì hưởng 60% chi phí điều trị.

Ban Biên tập
customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 58 Tăng Bạt Hổ - T
hành phố Pleiku - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3830 155
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3828414
1478004004_Mail.png  Email: ubndpleiku@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Sung - UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Pleiku.
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông

Chung nhan Tin Nhiem Mang
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png