CHUYÊN MỤC

Bộ Thủ tục hành chính công
Cơ cấu tổ chức
Hỏi đáp - Góp ý
Quy hoạch - Kế hoạch
Phổ biến pháp luật
Thủ tục hành chính mức độ 2
TRACUU.png

HOP-THU-DIEN-TU1-(1).jpg

HOP-THU-DIEN-TU1-(1).jpg

HOP-THU-DIEN-TU1-(1).jpg

HOP-THU-DIEN-TU1-(1).jpg
 

Một số kết quả sau 2 năm thực hiện Nghị quyết 03-NQ/TU của BCH Đảng bộ tỉnh Gia Lai (khóa XIV) về “Xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai đến năm 2020” trên địa bàn thành phố Pleiku

Ngày đăng bài: 18/10/2013
Ngày 19/7/2011, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về “Xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai đến năm 2020”. Với mục tiêu Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng bền vững; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Ngày 19/7/2011, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/TU về“Xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai đến năm 2020”. Với mục tiêu Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng bền vững; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc; bảo vệ môi trường sinh thái; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Sau hơn 2 năm Nghị quyết ban hành, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tích cực, kịp thời của Thành ủy, UBND Thành phố, đặc biệt Ban chấp hành Đảng bộ (khóa X) đã kịp thời ban hành Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 15/02/2012 về thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (khóa XIV) về “Xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai đến năm 2020”, Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia  (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới thành phố đã tập trung triển khai thực hiện CTMTQG xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2011-2020 trên địa bàn cơ bản đúng theo tiến độ đề ra. Việc thành lập, kiện toàn BCĐ các cấp, Ban quản lý xã cơ bản đúng quy định, hướng dẫn của Trung ương, có sự tham gia của các tổ chức đoàn thể nên công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách và cách thức tiến hành xây dựng nông thôn mới được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng (qua chuyên mục trên trang thông tin điện tử, hệ thống Đài truyền thanh và truyền hình thành phố, tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh ở các thôn làng, tuyên truyền lồng ghép qua các cuộc họp, hội nghị lấy ý kiến đóng góp của dân…) đã tạo điều kiện cho người dân hiểu rõ hơn mục đích, nội dung và phát huy vai trò chủ thể của mình trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, nhận thức về vai trò, vị trí của nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, của các tầng lớp nhân dân được nâng lên một bước. Quan điểm đầu tư cho CTMTQG  nông thôn mới có nhiều chuyển biến, việc huy động nguồn vốn đầu tư cho khu vực nông thôn đạt nhiều kết quả và không ngừng tăng hàng năm, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ đến nay tổng nguồn vốn đã đầu tư cho các xã là 456.316,4 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách là 8.628,1 triệu đồng, vốn lồng nghép từ các chương trình khác 139.273,7 triệu đồng, vốn doanh nghiệp đầu tư 108.911,7 triệu đồng, vốn nhân dân đóng góp 173.718,1 triệu đồng và vốn tín dụng 22.183,9 triệu đồng và vốn từ nguồn khác (con em xa quê hương đóng góp, từ thiện, ...) 2.601 triệu đồng. Một số xã huy động được số vốn đóng góp của nhân dân cao: xã Diên Phú, Biển Hồ, Tân Sơn.

Cùng với việc phát huy hiệu quả các công trình được đầu tư trước đây và các công trình đầu tư cho nông thôn qua hàng năm, từ các nguồn vốn như vốn tín dụng của các chương trình: Chương trình kiên cố hóa giao thông nông thôn và kênh mương, vốn ODA để đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông thôn theo phương châm “nhà nước và nhân dân cùng làm” đã làm cho diện mạo khu vực nông thôn có nhiều thay đổi và khởi sắc; kết cấu hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội được củng cố và tăng cường: hệ thống điện đường, trường trạm không ngừng được đầu tư, nâng cấp qua hàng năm. Tình hình an ninh chính trị, an ninh nông thôn tiếp tục được giữ vững. Hệ thống chính trị ở cơ sở được tăng cường,từng bước đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới.

Vì vậy, qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết 03, số tiêu chí đạt chuẩn của các xã trên địa bàn thành phố không ngừng tăng qua hàng năm, năm 2011 tổng số tiêu chí đạt của 9 xã là: 106/171, đến nay số tiêu chí đạt là 123/171, điển hình là một số xã có tiêu chí tăng cao là: xã Diên Phú, xã Chư Ă.

Tuy đạt được một số kết quả quan trọng, nhưng thành phố vẫn gặp một số tồn tại, khó khăn như việc triển khai thực hiện chương trình còn chậm so với yêu cầu; một số địa phương vẫn lúng túng, chưa nhận thức đúng về vị trí, tầm quan trọng của công tác xây dựng nông thôn mới, dẫn đến một số địa phương chưa thật chủ động huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, các nguồn lực tại địa phương để triển khai thực hiện quyết liệt chương trình. Một bộ phận người dân chưa thấy rõ trách nhiệm của mình là chủ thể trong thực hiện xây dựng nông thôn mới. 

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới phương thức sản xuất trong nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ phân tán; năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng nhiều mặt hàng thấp. Dịch vụ nông nghiệp và ngành nghề truyền thống trong nhân dân phát triển chậm, chưa thúc đẩy mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động ở nông thôn. Đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, mặc dù đã được thành phố quan tâm đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, tỷ lệ đường giao thông nội đồng, hệ thống thủy lợi, nhà văn hóa và khu thể thao xã, thôn có nhà văn hóa và khu thể thao đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ VH - TT - DL chưa nhiều. Cơ sở vật chất của các trường THCS, trường tiểu học, trường mầm non đạt chuẩn ở các xã còn ít.

Đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nhất là ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số; chênh lệch giàu, nghèo giữa nông thôn và thành thị, giữa các địa phương còn có mức chênh lệch đáng kể. Vấn đề sử dụng nhân lực tại chỗ, nhân lực là người đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế.

Kinh phí trực tiếp đầu tư để thực hiện chương trình chưa nhiều; nguồn vốn đầu tư trực tiếp cho chương trình (từ trung ương, tỉnh) phân bổ chậm, dẫn đến việc triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn. Một số tiêu chí vẫn chưa thật sự phù hợp với khu vực Tây Nguyên nói chung và Pleiku nói riêng như: tiêu chí thủy lợi, tiêu chí môi trường ....

Vì vậy, trong thời gian đến để hoàn thành mục tiêu đề ra, nhất là đối với 4 xã của thành phố phải đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2013 theo sự chỉ đạo của tỉnh (An Phú, Biển Hồ, Diên Phú, Trà Đa), mặc dù còn một số nội dung của tiêu chí còn bất cập, các ngành của thành phố và các xã cần phải nêu cao hơn nữa quyết tâm của toàn hệ thống chính trị, tập trung nỗ lực triển khai thực hiện có hiệu quả 5 nhóm giải pháp đã đề ra trong Chương trình hành động số 21-CTr/TU ngày 15/02/2012 về thực hiện Nghị quyết số 03/NQ-TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Gia Lai (khóa XIV) về “Xây dựng nông thôn mới tỉnh Gia Lai đến năm 2020” của Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố (khóa X); trong đó cần quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới để mỗi người dân hiểu rõ, từ đó đồng tâm, chung sức, tự giác, chủ động tham gia thực hiện, bên cạnh đó tùy vào điều kiện thực tế thì mỗi địa phương cần có cách làm chủ động, sáng tạo và vận dụng linh hoạt vào từng điều kiện cụ thể trong thực hiện các tiêu chí, lựa chọn những nội dung bức thiết tập trung đầu tư làm trước; đồng thời phải thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân thụ hưởng”, hướng đến mục tiêu cuối cùng là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần dân cư khu vực nông thôn./.

                                                               Phòng Kinh tế Thành phố
Trang chủ     |     Tin tức     |     Liên hệ     |     Mobile     |     Site map

Copyright © 2013 Bản quyền thuộc về UBND TP Pleiku
Chịu trách nhiệm chính: ...  
Địa chỉ: Xã Chư Á,  TP. Pleiku, Gia Lai - Điện thoại:0593 830 155  - Fax: 059. 3828 414 - Email: chua.pleiku@gialai.gov.vn
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông Gia Lai.
Phát triển bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Gia Lai