CHUYÊN MỤC

Quảng bá du lịch xã
Bộ Thủ tục hành chính công
Quy hoạch - kế hoạch
Làm theo lời Bác
Thông tin tuyên truyền
Góp ý cá nhân, tổ chức
Hỏi đáp
Lịch công tác

Tuyên truyền về bầu cử trưởng thôn, phó trưởng thôn, nhiệm kỳ (2019-2021) trên địa bàn xã Biển Hồ

Ngày đăng bài: 12/04/2019
Bầu cử trưởng thôn,  phó trưởng thôn các thôn, làng nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc trực tiếp bầu chọn người đủ tư cách, có phẩm chất chính trị và phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm, có tâm huyết đại diện ý chí nguyện vọng của nhân dân, điều hành thực hiện nhiệm vụ trong cộng đồng dân cư và nhiệm vụ cấp trên giao, góp phần củng cố xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh

          Việc tổ chức bầu cử trưởng thôn, phó trưởng thôn phải được thực hiện theo đúng quy định, quy trình của pháp luật được quy định tại Nghị quyết Liên tịch số 09/2008/NQLT-CP- UBTWMTTQVN ngày 17/4/2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Thông tư số 14/2018/TT-BNV ngày 03/12/2018 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố;   
Thôn, làng là tổ chức tự quản của cộng đồng dân cư có chung địa bàn cư trú trong một khu vực ở xã, nơi thực hiện dân chủ trực tiếp và rộng rãi để phát huy các hình thức hoạt động tự quản, tổ chức nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.
         Thôn, làng phải tuân thủ pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền cấp xã và sự hướng dẫn, triển khai công tác của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp xã.
           Mỗi thôn, làng có trưởng thôn, 01 phó trưởng thôn và các tổ chức tự quản khác của thôn. Trường hợp thôn, làng có trên 600 hộ gia đình thì có thể bố trí thêm 01 phó trưởng thôn.
           Nhiệm kỳ của trưởng thôn là hai năm rưỡi, tính từ khi có quyết định công nhận của Chủ tịch UBND cấp xã. Nhiệm kỳ của phó trưởng thôn thực hiện theo nhiệm kỳ của trưởng thôn.
             Quyền lợi của, trưởng thôn, phó trưởng thôn, làng.
            - Được cử đi học các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ thôn;
          - Được UBND cấp xã thông báo, cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết, có liên quan tới hoạt động của thôn, tổ dân phố và nhiệm vụ được giao;
          - Được UBND cấp xã mời dự họp, tham khảo ý kiến, thông báo kết luận khi giải quyết những vấn đề cần thiết có liên quan đến thôn;
          - Được hưởng tiền phụ cấp hàng tháng theo quy định của UBND Thành phố và được cấp giấy, bút làm việc;
           - Được pháp luật bảo vệ khi thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao.
            Hội nghị của thôn, làng
            Hội nghị thôn, làng được tổ chức mỗi năm 2 lần (thời gian vào giữa năm và cuối năm); khi cần có thể họp bất thường. Thành phần hội nghị là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, làng. Hội nghị do trưởng thôn triệu tập và chủ trì. Hội nghị được tiến hành khi có trên 50% số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong tổ dân phố tham dự.
          Việc tổ chức để nhân dân bàn và quyết định trực tiếp hoặc biểu quyết để cấp có thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại Điều 1, Điều 2, Điều 3, Điều 4 và Điều 5 của Hướng dẫn ban hành kèm theo Nghị quyết liên tịch số 09/2008/NQLT-CP-UBTWMTTQVN ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
              Công tác chuẩn bị hội nghị bầu cử trưởng thôn,  phó trưởng thôn.
            - Chậm nhất 20 ngày trước ngày bầu cử, UBND cấp xã ra quyết định công bố ngày bầu cử trưởng thôn; chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch bầu cử.
            - Chậm nhất 15 ngày trước ngày bầu cử, Trưởng Ban Công tác Mặt trận tổ dân phố tổ chức hội nghị Ban công tác Mặt trận dự kiến danh sách người ứng cử thôn trưởng, phó trưởng thôn; báo cáo với Chi ủy Chi bộ thôn, làng để thống nhất danh sách người ra ứng cử (từ 1 - 2 người).
     - Chậm nhất 10 ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định thành lập Tổ bầu cử (Tổ bầu cử gồm Tổ trưởng là Trưởng Ban Công tác Mặt trận tổ dân phố; thư ký và các thành viên khác là đại diện một số tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và đại diện cử tri thôn, làng); quyết định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử; quyết định thành phần cử tri (là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) tham gia bầu cử trưởng thôn, phó trưởng thôn; quyết định việc lập danh sách cử tri và thời gian niêm yết danh sách cử tri; quyết định hình thức bầu cử trưởng thôn, phó trưởng thôn (bầu cử tại hội nghị thôn, làng hoặc tổ chức cuộc bầu cử riêng). Các quyết định này phải được thông báo đến nhân dân ở thôn, làng chậm nhất 7 ngày trước ngày bầu cử.
           Tổ bầu cử có nhiệm vụ chính như sau:
           - Lập và công bố danh sách cử tri tham gia bầu trưởng thôn, phó trưởng thôn;
           - Công bố danh sách các ứng cử viên;
           - Nhận phiếu bầu và biên bản kiểm phiếu từ UBND xã;
           - Phát phiếu bầu, hướng dẫn cử tri bỏ phiếu, đảm bảo trật tự nơi bỏ phiếu;
           - Kiểm phiếu, viết biên bản kiểm phiếu;
         - Báo cáo và nộp kết quả kiểm phiếu, phiếu bầu trưởng thôn, phó trưởng thôn và các tài liệu bầu cử khác (nếu có) về UBND cấp xã.
         Tùy theo tình hình của địa bàn thôn, làng, UBND cấp xã có thể giao cho Tổ bầu cử thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể khác trong quá trình bầu cử. Kinh phí tổ chức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm trưởng thôn, phó trưởng thôn được cân đối trong dự toán ngân sách xã hàng năm.
                                                                                                                             Thanh Nga.