CHUYÊN MỤC

Quảng bá du lịch xã
Bộ Thủ tục hành chính công
Quy hoạch - kế hoạch
Làm theo lời Bác
Thông tin tuyên truyền
Góp ý cá nhân, tổ chức
Hỏi đáp
Lịch công tác

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH SỐT XUẤT HUYẾT TRÊN ĐỊA BÀN XÃ BIỂN HỒ.

Ngày đăng bài: 21/07/2022

Thực hiện Công văn số 2298/UBND-VHVHXH ngày 19/7/2022 của UBND thành phố Pleiku về việc tiếp tục tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn Thành phố.

Hiện nay, tình hình thời tiết khí hậu diễn biến thất thường; dễ tạo môi trường cho muỗi sinh sản và phát triển, nguy cơ dịch bệnh sốt xuất huyết bùng phát và lây lan. Tính đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn xã đã ghi nhận 08 ca sốt xuất huyết tại 07 thôn, làng.

Với đặc điểm của bệnh sốt xuất huyết là chưa có vắc xin phòng bệnh việckhống chế dịch bệnh chủ yếu dựa vào kết quả thực hiện các biện pháp phòng bệnh của cộng đồng, nhất là loại trừ ổ chứa lăng quăng/bọ gậy tại hộ gia đình cùng với tác động của biến đổi khí hậu, thời tiết diễn biến thất thường kết hợp với sự phát triển đa
dạng các dụng cụ chứa nước trong cộng đồng sẽ tạo ra nhiều sinh cảnh thuận lợi cho sự phát triển của véc tơ truyền bệnh sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, ý thức thực hành phòng chống bệnh sốt xuất huyết của người dân còn hạn chế;

Ngày 20/5/2022, UBND xã Biển Hồ đã ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND  về  phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue năm 2022 trên địa bàn xã Biển Hồ.

Để tiếp tục chủ động trong công tác phòng, chống sốt xuất huyết đạt hiệu quả trên địa bàn và không để dịch bùng phát, ngày 19/7/2022, UBND xã Biển Hồ ban hành văn bản số 107/UBND-VHXH về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn xã Biển Hồ.

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của ban ngành đoàn thể, đề nghị Ủy ban MTTQVN và các đoàn thể xã lồng ghép, tham gia giám sát, tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, vận động hội viên, đoàn viên và người dân thực hiện công tác diệt lăng quăng/bọ gậy thường xuyên hàng tuần trong và ngoài nhà; vệ sinh môi trường xung quanh nhà, phát quang bụi rậm, loại bỏ các vật dụng chứa nước, không tạo điều kiện cho muỗi trú ngụ và sinh sản. Ngoài ra, cần tuyên truyền cho người dân về các biện pháp phòng, chống muỗi đốt như: Dùng nhang xua muỗi, thuốc thoa, ngủ mùng,…

Đối với Trạm Y tế xã thường xuyên kiểm tra, đánh giá tình hình sốt xuất huyết trên địa bàn xã để kịp thời tham mưu UBND xã các phương án, giải pháp phòng, chống bệnh hiệu quả, không để sốt xuất huyết bùng phát thành dịch.  Tăng cường giám sát, phát hiện sớm trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và tại cộng đồng; khoanh vùng, xử lý triệt để theo hướng dẫn của Bộ Y tế, không để bùng phát thành dịch; chấp hành nghiêm chế độ báo cáo theo quy định. Triển khai giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh và xử lý triệt để ổ dịch sốt

xuất huyết khi xảy ra; báo cáo đề xuất Trung tâm Y tế Thành phố phân bổ hóa chất và tổ chức phun hóa chất 100% các hộ gia đình thuộc khu vực ổ dịch. Đảm bảo phun hóa chất đúng kỹ thuật, đánh giá chỉ số véc tơ trước và sau phun để có chỉ định phun cụ thể. Xác định khu vực có nguy cơ cao để tham mưu tổ chức phun hóa chất trên diện rộng. Tăng cường kiểm tra, giám sát các vùng trọng điểm, vùng có nguy cơ cao dịch bệnh sốt xuất huyết có khả năng bùng phát, đề ra những giải pháp quyết liệt và các hoạt động ưu tiên, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn xã; phối hợp chặt chẽ với Công chức Văn hóa -Xã hội (phụ trách VHTT) đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, hướng dẫn cộng đồng khu dân cư về công tác vệ sinh môi trường hàng tuần như thu gom phế thải xung quanh nhà (chai, lọ, vỏ lon, lốp xe...), lật úp các dụng cụ chứa nước không cần thiết (chum, vại...), thả cá vào những dụng cụ chứa nước sinh hoạt, hoặc khu vực có nguy cơ cao xảy ra dịch. Phối hợp với các thôn trưởng huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức của người dân để phối hợp trong các hoạt động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết; tuyên truyền, giáo dục người dân nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng thực hành về phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết. Khi có dấu hiệu của bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để đượckhám và tư vấn điều trị kịp thời, không tự ý điều trị tại nhà.

Giao công chức VH-XH xã (phụ trách VHTT) phối hợp với Trạm Y tế tăng cường truyền thông phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, lồng ghép với truyền thông phòng, chống COVID-19 và các hoạt động khác để người dân hưởng ứng tích cực các biện pháp phòng bệnh cho cá nhân và cộng đồng, chủ động tham gia thu dọn vật dụng phế thải chứa nước đọng, nơi lăng quăng/bọ gậy, muỗi phát triển, đậy kín nắp và thả cá vào bể, các dụng cụ chứa nước sinh hoạt. Phối hợp với Trạm Y tế xã cập nhật thông tin về tình hình dịch sốt xuất huyết, đưa tin kịp thời, chính xác về tình hình dịch, cũng như triển khai cácbiện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn.
Các trường học trên địa bàn xã tổ chức tuyên truyền, giáo dục và triển khai các hoạt động vệ sinh phòng bệnh sốt xuất huyết tại trường học. Hướng dẫn giáo viên, học sinh các biện pháp phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, học sinh thấy được nguy cơ, tác hại của bệnh và cách phòng, chống có hiệu quả. Phối hợp với Trạm Y tế, huy động cán bộ, giáo viên, học sinh tham gia các hoạt động diệt lăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi, vệ sinh môi trường tại gia đình, cáctrường học và cộng đồng theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

Đồng thời, UBND xã cũng chỉ đạo Thôn trưởng 07 thôn, làng triển khai các hoạt động phòng, chống sốt xuất huyết; phối hợp với trạm Y tế triển khai ngay các chiến dịch vệ sinh môi trường diệt lăng quăng/bọ gậy đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt lăng quang/bọ gậy. Triển khai vận động nhân dân tích cực tham gia công tác phòng, chống dịch trên địa bàn./.
                                                                                                                                                                 Đinh Hoa