CHUYÊN MỤC

Bộ Thủ tục hành chính công
Chuyển đổi số
Quy hoạch - kế hoạch
Thông tin tuyên truyền
Làm theo lời Bác
Góp ý cá nhân, tổ chức
Hỏi đáp
Lịch công tác

Tuyên truyền các biện pháp phòng chóng lũ lụt

Ngày đăng bài: 14/10/2020

Khái niệm về hiện tư­ợng lũ, lụt Khi một nơi nào đó trong lư­u vực sông bắt đầu có mư­a. Nư­ớc mư­a đọng trên các lá cây, cỏ, chảy xuống các khe, rãnh trên mặt đất và thấm ư­ớt lớp đất mặt. Lớp n­ước m­ưa ban đầu hầu như­ bị tổn thất hoàn toàn.
Nếu mư­a vẫn tiếp tục với c­ường độ tăng dần và lớn hơn c­ường độ thấm thì trên mặt đất bắt đầu hình thành dòng chảy mặt. Dòng chảy mặt đư­ợc tạo ra trên các con suối nhỏ. Do tác dụng của trọng lực, nước chảy theo các s­ườn dốc, một phần tích lại ở các chỗ trũng, phần khác tiếp tục chảy từ nơi cao đến nơi thấp. Ng­ười ta gọi giai đoạn này là giai đoạn n­ước mư­a điền chỗ trũng.
Khi nước của các con suối đổ vào dòng sông, mực nư­ớc sông bắt đầu tăng lên, tức là lũ cũng bắt đầu tăng lên. Trong mùa mư­a lũ, những trận mư­a liên tiếp trên l­ưu vực sông làm cho nư­ớc trên các con suối dâng cao rồi đổ ra sông chính. Tổ hợp n­ước của các con suối trong l­ưu vực làm cho n­ước trên sông chính tăng dần lên tạo thành lũ.
Thuật ngữ chỉ hiện tượng nước trên sông, suối, đồng ruộng dâng cao lên so với mức trung bình trong một khoảng thời gian nhất định và sau đó giảm dần được gọi chung là lũ, lụt.
Hiện t­ượng lụt: Khi lũ lớn, n­ước lũ tràn qua các bờ sông, con đư­ờng, bờ đê chảy vào những nơi có địa hình trũng thấp, gây ra ngập trên diện rộng và duy trì trong một khoảng thời gian tư­ơng đối dài thì gọi là lụt.
1.2. Phân loại lũ
Người ta có thể phân loại lũ theo một trong các tiêu chí sau :
- Theo thời gian xuất hiện lũ;
- Theo cấp độ mực nước đỉnh lũ;
- Theo mức độ nguy hiểm của trận lũ đối với nền dân sinh, kinh tế.
- Hình thái lũ: lũ quét, lũ do vỡ đập, ...
1.2.1. Phân loại lũ theo thời gian xuất hiện lũ
Căn cứ vào thời gian xuất hiện của lũ, ng­ười ta có thể phân loại các loại lũ như sau:
· Lũ tiểu mãn: Xảy ra vào khoảng tiết tiểu mãn hàng năm (từ tháng 4 đến tháng 6), chủ yếu là do m­ưa rào gây ra. Lũ tiểu mãn th­ường không lớn nh­ưng là nguồn cung cấp n­ước rất quan trọng cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô. Tuy nhiên, khi có lũ tiểu mãn lớn, cũng có thể gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.
· Lũ sớm: Xuất hiện sớm so với lũ chính vụ. Nếu xảy ra lũ sớm mà lũ lại lớn thì cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sản xuất.
· Lũ chính vụ: Xuất hiện vào thời kỳ chính của mùa lũ.
· Lũ muộn: Là lũ xảy ra vào cuối mùa lũ. Nếu xảy ra lũ muộn mà lũ lớn thì cũng gây ra ngập lụt nghiêm trọng cho các vùng trũng thấp.
1.2.2. Phân loại lũ theo cấp độ mực nước đỉnh lũ
Căn cứ vào mực nư­ớc trung bình đỉnh lũ nhiều năm, ng­ười ta có thể phân loại các loại lũ như­ sau:
· Lũ nhỏ: Là trận lũ có mực nước đỉnh lũ thấp hơn mức lũ trung bình nhiều năm.
· Lũ vừa: Là trận lũ có mực nước đỉnh lũ đạt mức lũ trung bình nhiều năm.
· Lũ lớn: Là trận lũ có mực nước đỉnh lũ cao hơn mức lũ trung bình nhiều năm.
· Lũ đặc biệt lớn: Là lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong lịch sử.
· Lũ lịch sử: Là trận lũ có đỉnh lũ cao nhất trong thời kỳ quan trắc hoặc điều tra đ­ược.
1.2.3. Phân cấp lũ theo mức độ nguy hiểm đối với dân sinh, kinh tế Đối với các nhà quản lý về lũ lụt và thường được phát tin trên các phương tiện thông tin đại chúng thì người ta thường áp dụng cách phân cấp lũ theo mức độ nguy hiểm đối với nền dân sinh và kinh tế.
Mức độ nguy hiểm của lũ tăng dần như sau:
· Mức lũ báo động I: Lũ có khả năng gây tác hại đến các khu vực sản xuất nông nghiệp ở các vùng trũng, thấp.
· Mức lũ báo động II: Lũ gây tác hại lớn đến các khu vực sản xuất nông nghiệp ở các vùng trũng, thấp. Có khả năng gây nguy hiểm tính mạng đến một số dân cư sinh sống ở các vùng trũng thấp.
· Mức lũ báo động III: Gây ngập lụt nghiêm trọng đến các khu vực ở hạ lưu sông. Nhiều công trình xây dựng, các công trình về giao thông, thủy lợi có thể bị tàn phá nặng nề. Rất nguy hiểm đến tính mạng và nhân dân ở các khu vực trũng, thấp, các khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng lũ, lụt.
· Lũ trên mức báo động III: Có thể tàn phá nhiều công trình giao thông, thủy lợi và gây nguy hại đến tính mạng và tài sản của nhân dân ở các khu vực hạ du.
1.3. Tác hại của lũ lụt
Lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên, là một loại hình của thiên tai. Khi có lũ lớn và đặc biệt lớn sẽ gây ra những thiệt hại to lớn về người và của. Chính vì lẽ đó, Ông Cha ta đã xếp loại lũ, lụt là loại thiên tai hàng đầu và nguy hiểm nhất trong ba loại hình thiên tai, đạo tặc, giặt giã gây nguy hại cho con người nhất: “Nhất thủy, nhì hỏa, thứ ba là đạo tặc”. Bởi vì: lũ lụt có phạm vi ảnh hưởng rộng, có sức tàn phá lớn, rất khó chống đỡ, có thể gây ra thiệt hại lớn về nhân mạng và tài sản của cả khu vực rộng lớn.
1.4. Một số thuật ngữ về mực nước lũ - Mực nước: Là độ cao của mặt nước sông so với độ cao mặt nước biển. Thường được ký hiệu bằng chữ H, đơn vị là cm hoặc m.
- Mực nước chân lũ lên: Là mực nước sông lúc bắt đầu tăng.
- Mực nước chân lũ xuống: Là mực nước sông lúc xuống thấp nhất.
- Mực nướBạn đã gửi
2 phút trước
Mực nước: Là độ cao của mặt nước sông so với độ cao mặt nước biển. Thường được ký hiệu bằng chữ H, đơn vị là cm hoặc m.
- Mực nước chân lũ lên: Là mực nước sông lúc bắt đầu tăng.
- Mực nước chân lũ xuống: Là mực nước sông lúc xuống thấp nhất.
- Mực nước đỉnh lũ: Là mực nước sông đạt đến trị số cao nhất.
- Thời gian lũ lên: Là khoảng thời gian tính từ chân lũ lên đến đỉnh lũ.
- Thời gian lũ xuống: Là khoảng thời gian tính từ đỉnh lũ đến chân lũ xuống.
- Cường suất mực nước: Là sự biến đổi mực nước trong một đơn vị thời gian (mực nước lên hoặc mực nước xuống). Đơn vị thường sử dụng là cm/h.
Ví dụ:
- Cường suất mực nước tại vị trí X là tăng 60 cm/h (tăng 60 cm trong 1 giờ).
- Cường suất mực nước tại vị trí X là giảm 20 cm/h (giảm 20 cm trong 1 giờ).
· Một số đặc trưng cơ bản về mực nước của lũ, lụt:
Để theo dõi tình hình lũ lụt, người ta thường chú ý đến các đặc điểm của mực nước lũ như: Mực nước đỉnh lũ, cường suất mực nước lũ (lũ lên nhanh hay chậm) và thời gian duy trì lũ.
1.5. Khái niệm về lũ quét 1.5.1. Những đặc điểm cơ bản của lũ quét a. Đỉnh lũ và thời gian duy trì lũ: - Mực nước đỉnh lũ quét cao hơn mực nước đỉnh lũ thông thường.
- Thời gian xảy ra lũ quét lên nhanh hơn, xuống nhanh hơn so với lũ thông thường, chỉ bằng từ 1/2 đến 1/3 thời gian của lũ thông thường. - Lũ quét thường kéo theo vật chất rắn (bùn, đá vv...), có trường hợp vật chất rắn lên đến 5 – 30 % của tổng lượng lũ.
b. Năng lượng của lũ quét:
Năng lượng của lũ quét rất lớn, có thể bóc và cuốn trôi các chất rắn, tạo thành dòng chảy đục ngầu, làm cho đất lở, các tảng đá, nhà cửa, cây cối, công trình xây dựng bị cuốn trôi theo hoặc bị vùi lấp trong một khoảng thời gian rất ngắn.
1.5.2. Các nguyên nhân chủ yếu hình thành lũ quét
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến lũ quét. Thông thường, có ba nhân tố cơ bản, quan trọng nhất để hình thành lũ quét là cường độ mưa, địa hình và thảm phủ thực vật.
- Cường độ mưa: Với cường độ mưa lớn, khoảng từ 50 mm/giờ trở lên và duy trì liên tục từ 6 giờ trở lên thì khả năng xảy ra lũ quét ở mức cao.
- Địa hình: Nơi có địa hình chia cắt mạnh, núi cao, suối sâu, độ dốc núi lớn, khi có mưa lớn, tập trung trong một thời gian dài sẽ dễ gây ra lũ quét. - Thảm phủ thực vật: Nếu thảm phủ thực vật kém, rừng đã bị tàn phá nghiêm trọng thì hầu hết lượng nước mưa sẽ chảy thẳng vào các con suối, quá trình tập trung nước trên các sông, suối sẽ ngắn, lượng nước sẽ dồn về sông chính nhanh, kéo theo nhiều vật chất rắn dễ gây ra lũ quét.
1.6. Phân loại các bản tin thông báo về tình hình lũ
Tùy thuộc vào diễn biến mực nước và khả năng đạt mực nước đỉnh lũ trên các sông mà cơ quan khí tượng thủy văn và BCH PCLB cấp tỉnh sẽ phát hành các bản tin: Cảnh báo lũ, thông báo lũ hoặc thông báo lũ khẩn cấp đến các sở, ban, ngành và nhân dân.
· Bản tin cảnh báo lũ
Nếu trên một lưu lực nào đó sẽ có mưa lớn và có khả năng xảy ra lũ trên sông thì cơ quan khí tượng thủy văn sẽ phát bản tin: Cảnh báo lũ để cảnh báo cho nhân dân biết.
· Bản tin thông báo lũ
Nếu trên sông có lũ, mà khả năng đỉnh lũ sẽ ở dưới mức báo động 3 thì sẽ phát bản tin: Thông báo lũ. Khi nghe bản tin này: Cán bộ và nhân dân ở khu vực có ảnh hưởng mưa lũ nên triển khai ngay các phương án phòng chống lũ, các biện pháp để phòng chống lũ, lụt.
· Bản tin thông báo lũ khẩn cấp
Nếu đỉnh lũ trên sông đã đạt mức lũ báo động 3 hoặc nhiều khả năng đạt và vượt trên mức lũ báo động 3 thì sẽ phát bản tin: Thông báo lũ khẩn cấp.
Khi nghe được bản tin: Thông báo lũ khẩn cấp thì cán bộ chính quyền các cấp và nhân dân vùng ảnh hưởng lũ phải rất khẩn trương triển khai các biện pháp phòng, chống lũ. Nhân dân sinh sống ở các khu vực trũng, thấp cần chủ động di dời người, tài sản và súc vật đến các khu vực cao ráo, an toàn.
2. Các biện pháp phòng tránh lũ, lụt, lũ quét
2.1. Cập nhật thông tin về tình hình mưa lũ
Khi có mưa lũ lớn, cán bộ ở địa phương và nhân dân vùng lũ nên thường xuyên cập nhật tình hình mưa lũ qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các phương tiện quan trắc mưa lũ tại địa phương (nếu có), qua thông tin từ cấp trên để có các biện pháp phòng, tránh lũ thích hợp.
2.2. Trồng rừng, cải tạo, bảo vệ rừng
Trồng rừng có tác dụng: Làm giảm dòng chảy mặt tức là làm giảm tốc độ tập trung nước trên các sông, suối. Tăng dòng chảy ngầm cho lưu vực. Làm giảm bớt sự xói mòn trên bề mặt lưu vực.
Nếu rừng có lớp thảm phủ thực vật dày, có thể làm giảm từ 10- 30% lượng dòng chảy mặt tập trung về các sông suối.
2.3. Xây dựng hồ chứa nước và điều tiết lũ hợp lý
Ngoài việc cung cấp nước cho khu vực hạ lưu trong mùa khô, các hồ chứa nước còn có tác dụng điều tiết lũ cho các khuBạn đã gửi
vài giây trước
Trồng rừng có tác dụng: Làm giảm dòng chảy mặt tức là làm giảm tốc độ tập trung nước trên các sông, suối. Tăng dòng chảy ngầm cho lưu vực. Làm giảm bớt sự xói mòn trên bề mặt lưu vực.
Nếu rừng có lớp thảm phủ thực vật dày, có thể làm giảm từ 10- 30% lượng dòng chảy mặt tập trung về các sông suối.
2.3. Xây dựng hồ chứa nước và điều tiết lũ hợp lý
Ngoài việc cung cấp nước cho khu vực hạ lưu trong mùa khô, các hồ chứa nước còn có tác dụng điều tiết lũ cho các khu vực ở hạ du. Song, cũng cần phải điều tiết nước lũ hợp lý thì mới phát huy tác dụng của công trình. Nếu không, sẽ xảy ra điều ngược lại.
2.4. Xây dựng và củng cố hệ thống đê, kè
Xây dựng đê, kè ven sông là biện pháp công trình hết sức quan trọng trong công tác phòng chống lũ, lụt, chống xói lở bờ sông.
2.5. Giải pháp phân lũ, chậm lũ
Nếu có thể bố trí được các khu vực dùng để phân lũ, làm chậm lũ thì cũng là giảm được thiệt hại do lũ, lụt gây ra.
2.6. Thích ứng và chung sống với lũ, lụt
Thích ứng và chung sống với lũ, lụt cũng được xem như là một giải pháp phòng, tránh lũ, lụt. Cần phải xây ít nhất một phần căn nhà, chuồng trại kiên cố, cao ráo để có nơi trú chân cho người và gia súc khi có lũ lớn và đặc biệt lớn xảy ra. Quy hoạch các khu dân cư sinh sống cần phải chọn những nơi có địa hình cao ráo để xây dựng.
2.7. Công tác cứu hộ vùng bị ngập lũ
a. Cấp chính quyền thôn, xã
Thực hiện tốt phương châm: “Bốn tại chỗ”, đó là: “Chỉ huy tại chỗ, lực luợng tại chỗ, vật tư tại chỗ và hậu cần tại chỗ”.
- Các địa phương tự lo cứu hộ dân ở khu vực mình sinh sống là giải pháp chính và nên triển khai sớm. Kiến nghị sử dụng lực lượng cứu hộ của huyện và tỉnh khi ở vào tình thế bắt buộc, vì công tác cứu hộ dân khi lũ đã xảy ra ở mức rất cao là một công việc rất khó khăn và phức tạp.
- Tổ chức di dời dân, tài sản, gia súc đến các điểm cao, khu vực cao để tránh lũ.
- Tổ chức cấp phát lương thực, nước uống, thuốc men vv... cho nhân dân.
b. Cấp chính quyền huyện, tỉnh
BCH PCLB cấp huyện và tỉnh triển khai công tác, phương tiện cứu hộ đến các khu vực bị ngập lụt trọng điểm, di dời dân ở các khu vực bị ngập nặng đến các điểm cao, khu vực cao, cấp phát lương thực, nước uống, thuốc men, vv… cho người dân.
c. Nhân dân vùng lũ
- Tự chủ động trong công tác phòng, tránh lũ cho gia đình mình. Nếu cứ thấy mưa lớn và xảy ra liên tục từ 12 giờ đến 24 giờ thì nên thường xuyên theo dõi theo dõi tình hình mưa lũ trên các phương tin thông tin đại chúng và chuẩn bị tốt công tác phòng, tránh lũ cho gia đình mình.
- Tự di dời và giúp đỡ các nhà lân cận di dời người, tài sản, súc vật …đến các nhà cao, khu vực cao để tránh lũ nếu thấy cần thiết. Chuẩn bị lương thực, nước uống cho gia đình mình.
2.8. Nâng cao kiến thức cộng đồng về phòng, tránh lũ, lụt
- Là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành, các đoàn thể và nhân dân.
- Tăng cường nâng cao kiến thức cộng đồng về phòng, tránh lũ lụt trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình, truyền thanh, báo chí, các cuộc giao lưu, hội thảo, hội họp vv…

Nguồn: sưu tầm