CHUYÊN MỤC

Bộ Thủ tục hành chính công
Chuyển đổi số
Quy hoạch - kế hoạch
Thông tin tuyên truyền
Làm theo lời Bác
Góp ý cá nhân, tổ chức
Hỏi đáp
Lịch công tác

Bài tuyên truyền bệnh cúm lợn

Ngày đăng bài: 27/08/2020
Vi rút cúm lợn H1 lần đầu tiên được phát hiện lần đầu vào năm 1918. Cho đến nay vi rút cúm lợn H1 gồm 3 dòng chính: dòng vi rút cúm lợn cổ điển (Classical swine lineage, bao gồm cả pdm2009 H1N1 Âu- Á có nguồn gốc chim hoang dã (Eurasia avian lineage) và dòng vi rút có nguồn gốc vi rút cúm mùa ở người (Human seasional lineage). Vi rút cúm lợn H1 lưu hành trong quẩn thể lợn ở hầu hết các khu vực trên thế giới. Tùy thuộc vào vị trí địa lý, các đặc tính kháng nguyên và di truyền của các vi rút là khác nhau. Các trường hợp người nhiễm vi rút cúm lợn H1 cũng đã được báo cáo ở nhiều nơi như Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Theo tổ chức Thú y Thế giới (OIE), mặc dù vi rút cúm lợn có khả năng lây lan rất nhanh trong đàn lợn (tỷ lệ nhiễm có thể lên tới 100%); nhưng có thể không gây bệnh lâm sàng hoặc có thể gây bệnh nhẹ và lợn mắc bệnh có thể hồi phục nhanh. Cúm lợn không phải là bệnh bắt buộc phải báo cáo cho OIE. Vi rút cúm lợn H1N1 dòng Châu Âu-Á được phát hiện từ năm 2001 và dần trở thành dòng vi rút cúm lợn chính ở Trung Quốc. Tuy nhiên sau năm 2009, vi rút cúm đại dịch pdm09 H1N1 đã lây lan sang lợn ở nhiều nơi trên thế giới. Do 2 dòng vi rút này đồng hành lưu hành, các tái tổ hợp giữa chúng đã hình thành và xuất hiện rải rác ở Trung Quốc và một số nước khác.
* Về cơ chế truyền lây (nguồn bệnh và đường truyền lây): Vật chủ tự nhiên của vi rút cúm tip A là người, động vật có vú và gia cầm. Vi rút có nhiều trong dịch đường hô hấp của lợn mắc bệnh, từ đây mầm bệnh có thể lây lan trực tiếp từ lợn bệnh sang lợn khỏe mạnh thông qua các dịch tiết, không khí khi lợn bệnh hắt hơi, sổ mũi, ho … Các vật dụng và người cũng có thể mang mầm bệnh từ chuồng lợn bệnh sang chuồng lợn khỏe mạnh. Mầm bệnh có thể lưu hành trên lợn suốt cả năm nhưng thường gây dịch trong các tháng cuối mùa thu và mùa đông (tương tự như mùa dịch cúm trên người). Sự xuất hiện và lây lan của bệnh thường liên quan đến việc vận chuyển lợn hoặc sản phẩm của lợn chưa qua xử lý thích ứng, đặc biệt là vận chuyển qua biên giới.
* Triệu chứng: Thời gian nung bệnh thường từ 1-3 ngày. Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, làm hầu hết lợn trong đàn bị bệnh trong cùng thời điểm. Lợn mẫn cảm có thể đột ngột phát bệnh với các triệu chứng như: ho, sổ mũi, chảy nhiều nước mũi, khó thở, sốt (40,5-42,50C), mệt mỏi, bỏ ăn, lợn con nằm co cụm lại một chỗ, da mẩn đỏ. Nếu lợn bệnh không bị các loại mầm bệnh kế phát khác tấn công và được chăm sóc tốt thì có thể bình phục sau 5-7 ngày. Nếu có mầm bệnh khác kế phát tấn công và được chăm sóc tốt thì có thể bình phục sau 5-7 ngày. Nếu có mầm bệnh khác kế phát thì làm lợn bị bệnh cúm thường trầm trọng hơn, tỷ lệ chết tăng lên.
* Chuẩn đoán phân biệt: với một số bệnh quan trọng ở lợn như dịch tả lợn, tụ huyết trùng, suyễn lợn. + Bệnh Dịch tả lợn: lợn thường sốt cao 41-42,50C, giữ vững 4-5 ngày liền (trong khi đó bệnh cúm lợn sốt thất thường và không ổn định) và có các bệnh tích đặc trưng của bệnh Dịch tả lợn. + Tụ huyết trùng lợn: có triệu chứng và bệnh tích ở đường hô hấp (phổi có những vùng bị gan hóa cứng ở sâu trong phổi và phía sau, đường tiêu hóa viêm dạ dày và ruột và thủy thũng ở hầu). + Bệnh suyễn lợn có triệu chứng và bệnh tích ở đường hô hấp, viêm nhục hóa, tụy tạng hóa ở các thùy đỉnh, thùy tim, thùy hoành, thở khó, thở thóp bụng, tần số hô hấp cao 80-200/phút, có khi cao hơn.
 Hướng dẫn các biện pháp phòng bệnh Để chủ động phòng, chống bệnh cúm lợn, không để dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn, lây lan sang người ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp đề nghị UBND các xã, phường triển khai các biện pháp phòng chống bệnh cúm lợn trên địa bàn theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật và các văn bản hướng dẫn cụ thể phòng, chống bệnh cúm lợn, trong đó tập trung một số nội dung chính như sau:
- Rà soát tình hình dịch bệnh trên đàn lợn, kịp thời phát hiện lợn có biểu hiện bệnh nghi mắc bệnh cúm lợn để xử lý theo quy định.
- Tuyên truyền để người dân hiểu về bệnh cúm lợn nhưng không gây hoang mang trong cộng đồng; hướng dẫn người chăn nuôi lợn mua về nuôi phải rõ nguồn gốc xuất xứ, có giấy chứng nhận kiểm dịch; chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý đàn và áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi như: thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc, khử trùng khu chăn nuôi và thực hiện tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin định kỳ theo quy trình nuôi.
- Quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ động vật; tăng cường kiểm soát vận chuyển, mua bán lợn, sản phẩm của lợn. Xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ trái phép. - Tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, hướng dẫn người chăn nuôi khi phát hiện lợn có biểu hiện khác thường có triệu chứng của bệnh thì báo ngay cho cán bộ thu y và UBND xã, phường để phối hợp với Trung tâm dịch vụ nông nghiệp xác minh tình hình dịch bệnh;
- Do vi rút cúm lợn có đặc điểm phát tán, lây lan chủ yếu qua đường tiếp xúc trực tiếp, do đó khi nghi ngờ lợn mắc bệnh với những triệu chứng nêu trên thì cần phải cách ly ngay những con lợn bệnh để hạn chế lây lan. Đồng thời thực hiện vệ sinh, tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu chuồng nuôi và các khu vực tiếp giáp xung quanh để tiêu diệt mầm bệnh bằng các loại hóa chất được phép lưu hành tại Việt Nam; tăng cường công tác chăm sóc nuôi dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho đàn lợn.
- Hướng dẫn người chăn nuôi, giết mổ, chế biến tiêu hủy lợn bệnh hoặc khi tiếp xúc với lợn cần sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động tối thiểu như khẩu trang, ủng, găng tay, kính, quần áo bảo hộ. Sau khi tiếp xúc cần vệ sinh tiêu độc khử trung, rửa chân, tay bằng nước xà phòng để phòng mầm bệnh lây sang người.