TIN TỨC

CHUYÊN MỤC

Quy định mới về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của Luật Đất đai 2013

Ngày đăng bài: 22/08/2014
Thành phố Pleiku là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội của tỉnh Gia Lai. Trong những năm qua bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, sự đầu tư phát triển về cơ sở hạ tầng, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện rõ rệt thì bên cạnh đó, những phát sinh về khiếu kiện, tranh chấp đất đai ngày càng nhiều, tính chất vụ việc ngày càng phức tạp. Các đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị và tranh chấp đất đai được UBND thành phố quan tâm chỉ đạo giải quyết.

Từ đầu năm 2014 UBND thành phố duy trì nghiêm túc công tác tiếp công dân với 93 lượt công dân tới phản ánh (giảm 26 lượt so với cùng kỳ năm 2013), công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị được giải quyết kịp thời và theo đúng quy định của pháp luật. UBND thành phố đã tiếp nhận 71 đơn, qua phân loại đơn thuộc thẩm quyền là 61 đơn, đã giải quyết 52/61 đơn đạt 85,24%, hiện đang giải quyết 09 đơn. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy việc giải quyết các tranh chấp, kiến nghị về đất đai là một vấn đề phức tạp, cần có sự vào cuộc của các cấp, các ngành nhất là công tác hoà giải từ cơ sở và việc xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp để giải quyết đúng quy định của pháp luật.

Trong phạm vi bài viết này nhằm bàn về thẩm quyền giải quyết tranh chấp mà một trong các bên tranh chấp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (CNQSD đất) tại Điều 136 Luật Đất đai 2003 thì thẩm quyền được quy định như sau:
Tranh chấp đất đai đã được hoà giải tại Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn mà một bên hoặc các bên đương sự không nhất trí thì được giải quyết như sau:

“…2.Tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật này được giải quyết như sau:

a) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết; quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết cuối cùng;

b) Trường hợp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết lần đầu mà một bên hoặc các bên đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là quyết định giải quyết cuối cùng.

Tuy nhiên  tại  Điều  203 Luật Đất đai 2013 thì thẩm quyền được quy định như sau: 
   
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

 ….2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành”.

Cũng như quy định tại luật tố tụng hành chính năm 2010 quy định công dân, tổ chức có quyền khởi kiện đối với Quyết định giải quyết tranh chấp của người có thẩm quyền  thì việc luật đất đai 2013 quy định cụ thể đương sự có quyền Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự để được giải quyết về tranh chấp đã tạo điều kiện cho công dân, tổ chức có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại tăng sự lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp đồng thời cũng thể hiện được sự khách quan trong công tác giải quyết tranh chấp đất đai vì Toà án nhân dân các cấp là cơ quan xét xử độc lập trên cơ sở các quy định của pháp luật, bên cạnh đó quy định này làm giảm thiểu tình trạng các cơ quan hành chính nhà nước vừa  là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai vừa là cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai giữa các bên tranh chấp.
 
Khánh Toàn
customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 58 Tăng Bạt Hổ - T
hành phố Pleiku - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3830 155
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3828414
1478004004_Mail.png  Email: ubndpleiku@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Sung - UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Pleiku.
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông

Chung nhan Tin Nhiem Mang
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png