TIN TỨC

CHUYÊN MỤC

Xin chữ đầu năm

Ngày đăng bài: 27/02/2019
Mỗi khi tết đến xuân về trên mọi miền Tổ quốc, trong tâm thức của người Việt luôn mong muốn tâm niệm cho bản thân, cho gia đình, người thân một năm mới được trọn vẹn, lộc lá đầy nhà, gia đạo an khang. Và nét đẹp “ Xin chữ đầu năm” là một thủ tục không thể thiếu trong việc xuất hành đầu năm. Tặng nhau nét chữ là tặng nhau nết người, tính cách tốt, hơn cả của cải vật chất.

xin-chu-đau-nam-(1).jpg

Người cho chữ là ông “ Đồ” thường là một người có đời sống thanh bạch, phúc đức, hiểu biết rất nhiều về chữ Nho, nét chữ đẹp thanh tao, toát lên vẻ phóng khoáng, bởi đây là một loại hình nghệ thuật không chỉ là viết đẹp mà còn ẩn chứa cái tâm hồn của người viết. Người đi xin chữ muốn được hưởng cái đức của ông Đồ, mỗi người đều xin cho mình và người thân một chữ khác nhau. Trong mỗi chữ được xin đều mang ý nghĩa và tâm nguyện của họ một năm được như vậy. Gia đình thì thường xin chữ Phúc để mong muốn một năm gia đạo được Phúc độ. Con cháu thì xin chữ “Thọ” tặng ông bà, cha mẹ. Chữ “ Tài” cho lớp trẻ những mong con đường công danh học hành anh thông tài tú, hay chữ “ Hiếu” để con cháu nhìn nhận những việc mình làm mà tự thấy bản thân cần phải có hiếu với người trên, đó cũng là mong muốn của bậc trên luôn mong con cháu trong nhà hiếu thảo. Đối với bản thân những người có tính tình nóng nảy thì gia đạo thường xin chữ “ Nhẫn” để mong nhẫn nhịn, kiên nhẫn mọi việc sẽ thành công, cha ông ta thường có câu “ Có khi nhẫn để bình an – Có khi nhẫn để thênh thang cõi lòng” hay “ Nhẫn một chút sóng yên gió lặng – Lùi một bước biển rộng trời cao”. Hay vợ chồng thường xin tặng nhau chữ “ Thuận”, chủ ý vợ chồng tâm đầu ý hợp “ Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”, gia đạo có hạnh phúc vượng phát hay không phải có sự thuận lòng vợ chồng cùng xây đắp hạnh phúc, nuôi dạy con cháu, thuận lòng động viên lẫn nhau trong cuộc sống cũng như trong công việc, biết chia ngọt sẻ bùi, đắng cay chịu cùng để tạo nên tế bào của xã hội phồn thịnh, bình an.

Học trò nhớ ơn thầy cô giáo dục nên người, thường xin chữ “ Ơn thầy”, nhắc nhở bản thân mình luôn trân trọng và biết ơn “Người” lái đò đã chở mình sang sông, “ Không thầy đố mày làm nên”. Bạn bè tặng nhau chữ “ Tình”, tình đây không phải là tình yêu nam nữ, mà là tình cảm bằng hữu, cùng nhau trong mọi gian nan, chân thành, thân ái, không vụ lợi tính toán, biết khuyên nhau tránh xa những sai lầm đấu tranh chống lại cái ác và luôn hướng thiện…

Những bức thư pháp uyển chuyển trong từng nét chữ mềm mại thanh thoát, kết hợp cùng bản vẽ phong cảnh hữu tình tạo nên một bức tranh toàn cảnh toàn tâm. Thường được treo trang trọng trong nhà nơi có vị trí đẹp nhất.

Nét đẹp tặng chữ cho chau trong ngày xuân ngày càng được phổ biến hơn, trong mỗi dịp lễ hội đầu xuân, khắp các tỉnh thành trong cả nước ở đâu trong lễ hội chúng ta đều thấy một góc cho việc viết thư pháp, vui vì nét đẹp ấy được lưu truyền để thế hệ con cháu sau này luôn có một tâm hồn và đời sống thanh tao đẹp từ tâm hồn đến lối sống giản đơn. Gần đây trên mọi miền tổ quốc đã xuất hiện các câu lạc bộ Thư pháp, đây là một trong những sân chơi bổ ích, rèn chữ, rèn người, tính kiên nhẫn và sự đam mê. Điều đó cho thấy xã hội ngày càng phát triển nhưng các bạn trẻ vẫn không quên và tiếp nối những giá trị tốt đẹp tạo nên vẻ đẹp riêng của con người Việt Nam.

Vũ Nhíp – Bảo tàng tỉnh
customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 58 Tăng Bạt Hổ - T
hành phố Pleiku - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3830 155
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3828414
1478004004_Mail.png  Email: ubndpleiku@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Sung - UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Pleiku.
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông

Chung nhan Tin Nhiem Mang
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png