TIN TỨC

CHUYÊN MỤC

Thành phố Pleiku thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư (khóa XI) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội

Ngày đăng bài: 05/06/2020
Thực hiện Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05/02/2015 của Ban Bí thư (khóa XI) về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, Ban Thường vụ Thành ủy đã chỉ đạo các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc tổ chức quán triệt sâu rộng đến tất cả cán bộ, đảng viên, Nhân dân về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý và tổ chức lễ hội; ban hành Chương trình số 77-CTr/TU ngày 30/3/2015 về thực hiện Chỉ thị 41-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, trong đó chú trọng đến việc triển khai thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội phù hợp với văn hóa truyền thống của dân tộc và xu thế phát triển của thời đại, đặc biệt bảo tồn những phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần của Nhân dân và đạt được một số kết quả quan trọng.

Công tác quản lý và tổ chức lễ hội

Nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tinh thần của Nhân dân và bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, thành phố Pleiku duy trì và tạo điều kiện cho các địa phương, đơn vị tổ chức các lễ hội. Từ năm 2015 đến nay, thành phố đã tổ chức nhiều lễ kỷ niệm như kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Pleiku (15/9/1954 – 15/9/2014), kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Pleiku (15/9/1954 – 15/9/2019), kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đô thị Pleiku 03/12/1929 – 03/12/2019); các cơ quan ban ngành tổ chức kỷ niệm các ngày truyền thống như 85 năm ngày truyền thống công tác tuyên giáo của Đảng (01/8/1930 -  01/8/2015), 70 năm Ngày truyền thống ngành Kiểm tra Đảng (16/10/1948 – 16/10/2018)… Việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống bảo đảm trang trọng, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức, lãng phí; phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, phong tục, tập quán tốt đẹp của thành phố; không để xảy ra các hành vi phản cảm, kích động bạo lực, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh, gây bức xúc trong dư luận xã hội như: Chen lấn, tranh cướp lộc, gây mất an ninh trật tự... Tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông, phòng, chống cháy nổ, an toàn thực phẩm, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các tệ nạn xã hội. Chỉ đạo thực hiện công tác tổ chức các lễ hội mang tính cộng đồng, dân tộc, đoàn kết giữa Đảng và dân như: Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc…đã tạo được không khí vui tươi phấn khởi, thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết các dân tộc, giữa Đảng và dân; thông qua đó đã kịp thời tuyên truyền những thành tựu kinh tế - xã hội của huyện, phát huy tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, tạo cầu nối quan trọng giữa các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn thành phố.

Phối hợp cùng Sở VH,TT&DL, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai và các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt công tác tuyên truyền, tổ chức các lễ hội, hoạt động văn hóa cấp tỉnh như: Festival cồng chiêng Tây Nguyên năm 2018, Ngày Hội đọc sách và Hội sách Gia Lai hằng năm; Lễ hội Hoa Dã quỳ, núi lửa Chư Đăng Ya… Tạo điều kiện cho các địa phương, đơn vị và Nhân dân tổ chức và duy trì các lễ hội dân gian như lễ hội mừng lúa mới của người Jrai, Bahnar… hằng năm.
 
vh1.jpg
Người dân dạo phố và tham quan tại các nhà thờ trong đêm giáng sinh
ở thành phố Pleiku năm 2019.

Đối với việc hướng dẫn, tổ chức các sinh hoạt, lễ hội tôn giáo: thành phố chú trọng việc hướng dẫn, chỉ đạo việc quản lý các hoạt động tôn giáo nhân dịp lễ phật đản, lễ Noel (Giáng sinh), Lễ Yến Diêu trì Cung… và các sinh hoạt khác theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo được sinh hoạt tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật. Từ năm 2015 đến năm nay, thành phố đã tổ chức đoàn thăm hỏi, tặng quà nhân dịp các lễ lớn của các tôn giáo và các hộ gia đình chính sách có đạo trên địa bàn với tổng số tiền là 34.000.000 đồng. Song song với tạo điều kiện cho các tôn giáo tổ chức lễ hội, thành phố chỉ đạo đẩy mạnh công tác kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi mê tín dị đoan, làm ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, nét đẹp văn hóa truyền thống. Hoạt động đạo của các tôn giáo trên địa bàn thành phố cơ bản ổn định; Chức sắc, tín đồ của các tôn giáo phấn khởi, tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, hăng hái tham gia các phong trào phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Tăng cường đoàn kết giữa đồng bào có đạo của các tôn giáo khác và đồng bào không có đạo; tạo được ý thức tuân thủ pháp luật của các tổ chức tôn giáo, thực hiện nghiêm Luật tín ngưỡng, tôn giáo và các quy định của Nhà nước.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa như: Đêm hội giao thừa bắn pháo hoa Mừng xuân và trình diễn cồng chiêng, nhạc cụ dân tộc tại Quảng trường Đại đoàn kết hằng năm; những hoạt động văn hóa tại Công viên Diên Hồng, Khu di tích danh thắng Biển Hồ, Công viên Đồng Xanh, Nhà thiếu nhi thành phố... với tinh thần an toàn, tiến bộ, tiết kiệm và tuân thủ những quy định của pháp luật. Công tác bảo tồn, giữ gìn, phổ biến bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn thành phố được quan tâm; hiện nay, trên địa bàn thành phố có 06 di tích lịch sử, trong đó có 02 di tích lịch sử cấp quốc gia, 03 di tích lịch sử cấp tỉnh, 01 di tích đang chuẩn bị lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích cấp tỉnh; 18 nhà rông, 08 nhà sinh hoạt cộng đồng, 84 bộ cồng chiêng, 31 đội cồng chiêng, múa xoang với trên 600 nghệ nhân, trên 100 nghệ nhân làm cây nêu, trên 80 nghệ nhân tạc tượng. Các nghề truyền thống được đồng bào dân tộc thiểu số phát huy như dệt vải, đan lát, sản xuất dụng cụ nhạc dân tộc… góp phần giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống bản địa và tạo cơ hội việc làm cho người dân.

Kiểm duyệt chương trình văn nghệ, nghệ thuật biểu diễn của các tổ chức cá nhân tham gia hoạt động tại các lễ hội cũng được quan tâm. Kiên quyết không để xảy ra các hoạt động lợi dụng biểu diễn văn hóa, văn nghệ để thực hiện các hoạt động chống phá trên lĩnh vực văn hóa-tư tưởng của các thế lực thù địch; hoạt động biểu diễn trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, vi phạm pháp luật… Tập trung thực hiện công tác tổ chức và nâng tầm các lễ hội mang tính cộng đồng, dân tộc, đoàn kết giữa Đảng và dân, tạo không khí vui tươi phấn khởi, thắt chặt thêm tinh thần đoàn kết các dân tộc, giữa Đảng và dân. Thông qua đó đã kịp thời tuyên truyền những thành tựu kinh tế - xã hội của thành phố, phát huy tinh thần đoàn kết tương thân tương ái, tạo cầu nối quan trọng giữa các tầng lớp Nhân dân.

Một số tồn tại, hạn chế

Công tác tổ chức lễ hội chưa nhiều; các lễ hội dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số đã dần mai một, quy mô tổ chức nhỏ hẹp, mang tính hình thức. Việc phục dựng các lễ hội truyền thống chưa được quan tâm đúng mức.

Ở một số lễ hội những hành vi thiếu ý thức của người dân khi lấn chiếm hành lang, lề đường làm nơi buôn bán, tập kết hàng hóa làm dịch vụ buôn bán; xả rác sinh hoạt bừa bãi ảnh hưởng xấu tới không khí trang nghiêm của lễ hội và cảnh quan môi trường.
 
vh2-(1).jpg
Biểu diễn cồng chiêng tại Công viên Đồng Xanh.
 
Các giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; đảm bảo việc quản lý và tổ chức lễ hội theo đúng quy định của của pháp luật, thiết thực, hiệu quả, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong mỹ tục; phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tinh thần lành mạnh của Nhân dân. Các cấp ủy Đảng cần quan tâm đến những chính sách bảo tồn các lễ hội truyền thống, khuyến khích người dân tham gia lễ hội với cách hành xử văn minh, lịch sự, góp phần xây dựng nhân cách hướng thiện của con người.

Tập trung công tác tuyên truyền về các di tích lịch sử, ý nghĩa lễ hội và phổ biến các quy định của pháp luật đến người dân; phục dựng các hoạt động văn hóa truyền thống và các trò chơi dân gian trong lễ hội. Không để các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng Luật di sản văn hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tiếp tục phát huy vai trò của lễ hội trong việc bảo tồn và giữ gìn lễ hội truyền thống của địa phương, dân tộc đối với việc hội nhập và phát triển văn hóa địa phương; nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và tổ chức lễ hội gắn với phát triển du lịch, thu hút du khách tham quan tăng khả năng phát triển kinh tế, quảng bá những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của địa phương đến bạn bè trong và ngoài tỉnh. 

Tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
                                                                           
    Bảo Ngọc
customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 58 Tăng Bạt Hổ - T
hành phố Pleiku - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3830 155
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3828414
1478004004_Mail.png  Email: ubndpleiku@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Sung - UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Pleiku.
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông

Chung nhan Tin Nhiem Mang
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png