TIN TỨC

CHUYÊN MỤC

Du lịch sinh thái nhân văn - Loại hình du lịch cần được khai thác

Ngày đăng bài: 10/02/2015
Nói đến du lịch sinh thái người ta chỉ nghĩ ngay đến loại hình du lịch xanh gắn với sông, suối, núi rừng, cảnh quan thiên nhiên đẹp…, có nghĩa là chỉ quan tâm đến hệ sinh thái tự nhiên mà bỏ qua hệ sinh thái nhân văn. Thật ra các tài nguyên về nhân văn, xã hội cũng được xem là đối tượng của du lịch sinh thái. Việc tìm hiểu môi trường xã hội, những đặc điểm về văn hóa, sự hòa nhập với lối sống đời thường của một vùng với những phong tục tập quán riêng cũng là những nội dung của du lịch sinh thái nhân văn. Dù đối tượng của du lịch sinh thái nhân văn có những nét tương đồng với du lịch tìm hiểu văn hóa, lịch sử… nhưng loại hình du lịch này có những đòi hỏi khắc khe hơn về bảo tồn, hòa nhập, gắn bó và tôn trọng cộng  đồng địa phương.

Du lịch sinh thái nhân văn bao gồm những nét văn hóa truyền thống với các hoạt động văn hóa nghệ thuật cho đến cả những sinh hoạt đời thường, những phương tiện đi lại, các mối quan hệ cộng đồng làng xã, tập tục của người địa phương… đều là những yếu tố thu hút du khách, từ đó đưa đến nhu cầu hòa nhập với người dân bản địa mà cụ thể ở tỉnh Gia Lai là hai cộng đồng dân tộc chính Jrai và Bahnar định canh định cư lâu dài trên địa bàn tỉnh. Loại hình du lịch thăm làng, homesray, du lịch về nguồn sống quây quần, sinh hoạt, làm việc, cùng tiềm hiểu về phong tục tập quán của đồng bào dân tộc bản địa rất được du khách ưa thích, đặc biệt là du khách nước ngoài. Các tỉnh bạn ở khu vực phía Bắc như Mai Châu – Hòa Bình hay Sa Pa – Lào Cai… đã phát huy và đẩy mạnh rất tốt loại hình du lịch này mà ngành du lịch tỉnh ta cần phải học hỏi rất nhiều để ngày càng phát huy được thế mạnh, tiềm năng vốn có.


Gia Lai vốn dĩ có rất nhiều bản làng truyền thống có thể phát triển loại hình du lịch thăm làng, đưa du khách đến với những âm thanh cồng chiêng vang vọng giữ núi rừng Tây Nguyên bao la, bạt ngàn nắng, bạt ngàn gió. Có thể kể đến một số làng trọng điểm để phát triển du lịch của tỉnh như Làng Đê K’Tu thuộc thị trấn Kon Dơng huyện Mang Yang; Làng Tờ Nùng thuộc xã Ya Ma huyện Kông Chro; Làng H’way thuộc xã Hà Tam đi theo quốc lộ 19 cách trung tâm huyện Đắc Pơ khoảng 10 km; Làng Nú thuộc xã Ia Kha huyện Ia Grai nằm cách thành phố Pleiku 60km đi theo tỉnh lộ 664 còn được gọi là Làng anh hùng A Sanh, Làng Phung thuộc xã Ia Mơ Nông huyện Chư Păh… Nếu các bản làng này không được đầu tư, khai thác phát triển sẽ khó gìn giữ được các giá trị văn hóa bản địa đến các thế hệ tương lai. Gắn liền với các buôn làng không thể không đề cập đến Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đây là đối tượng thu hút khách du lịch quan trọng nhất, là kết tinh cao nhất của sáng tạo văn hóa dân tộc, là nhân tố hàng đầu để đưa du lịch Gia Lai đến với bạn bè trong nước và quốc tế. Khai thác giá trị văn hóa Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên kết hợp khai thác các lợi thế về cảnh quan đặc sản địa phương để xây dựng một chuỗi các dịch vụ liên quan trong chương trình tham quan, tạo sự đa dạng của sản phẩm du lịch Gia Lai.

 Các di tích văn hóa lịch sử trong tiến trình lịch sử của mỗi dân tộc hay các công trình kiến trúc đánh dấu sự kiện quan trọng nào đó cũng được xếp vào đối tượng du lịch sinh thái nhân văn bởi vì những công trình này để lại những dấu ấn về sự khéo léo của đôi tay, sự sáng tạo của con người. Các di tích Tây Sơn thượng đạo thị xã An Khê, Làng kháng chiến Stơr huyện Kbang, Di tích Plei Ơi huyện Phú Thiện, chiến thắng PleiMe huyện Chư Prông, kiến trúc chùa Minh Thành hay chùa Bửu Minh ở Phố núi Pleiku, nhà rông, tượng nhà mồ của cộng đồng dân tộc Jrai, Bahnar… là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng, minh chứng cho những sáng tạo về văn hóa, tôn giáo, là các sản phẩm văn hóa chiến lược thúc đẩy phát triển du lịch Gia Lai.

Tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú, cần biết cách khai thác hết tiềm năng của nó để nâng cao vị thế của ngành du lịch tỉnh nhà.

Võ Thanh Thảo

 

customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 58 Tăng Bạt Hổ - T
hành phố Pleiku - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3830 155
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3828414
1478004004_Mail.png  Email: ubndpleiku@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Sung - UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Pleiku.
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông

Chung nhan Tin Nhiem Mang
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png