TIN TỨC

CHUYÊN MỤC

Cách làm men rượu cần của dân tộc Bahnar vùng Kbang tỉnh Gia Lai

Ngày đăng bài: 01/07/2015
Rượu cần từ lâu được xem là thức uống tạo nên “cái hồn Tây Nguyên”. Nó tồn tại trong mọi sinh hoạt thường nhật của mỗi gia đình, mỗi buôn làng. Từ nhừng buổi lễ long trọng của cộng đồng (đâm trâu, cúng bến nước…), đến những nghi thức vòng đời của con người (đám cưới, lễ trưởng thành, bỏ mả…), hay như trong những cuộc vui bất tận của sinh hoạt đời thường. Mỗi cộng đồng đều có một cách làm rượu cần riêng, trong đó, men rượu đóng góp phần lớn vào thành công của mỗi loại rượu cần. Nó thể hiện sự độc đáo, khác biệt với các loại rượu của dân tộc Bahnar với các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh.

Trong bài viết này, người viết xin giới thiệu đến bạn đọc cách làm men rượu của người Bahnar vùng Kbang – một trong những địa phương còn bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống của tỉnh Gia Lai.

Men rượu thường được người Bahnar bắt tay làm vào buổi sáng, những ngày rảnh rổi, thường là khi công việc nông nhàn vào khoảng tháng 2. Người phụ nữ trong gia đình sẽ đi một mình hoặc cùng một số phụ nữ khác trong làng. Họ lên rừng, rẫy để lấy những nguyên liệu làm men rượu. Theo tục lệ, khi đi lấy nguyên liệu, nếu ra khỏi nhà mà gặp bất cứ ai trong làng hỏi đi đâu thì không được nói là đi lấy nguyên liệu. Vì theo quan niệm của người Bahnar vùng này thì nếu như nói thật công việc mình đang đi tìm nguyên liệu thì sẽ không gặp được những nguyên liệu cần tìm để làm men rượu ngon.

Các nguyên liệu đó là:  thuốc dây có Lá to tầm ba ngón tay thân dây bò rải rác ở trong rừng, rẫy có tác dụng làm cho men có vị đắng (Jrao wai). Cây mía (Ktâu đek) khoảng hai ba mắt tạo ra vị ngọt của men. Ớt trái (Amre) ba trái có tác dụng làm cho men có mùi thơm nồng. Củ riềng (Lơ Kuăh) có tác dụng làm cho men rượu cay và thơm. Rễ chuối tiêu (Rơh Pit) làm men có vị ngọt và thơm. Bồ hóng (Hơ ngoi unh) có tác dụng làm cho men không bị mọt ăn. Gạo tẻ (Phe) có tác dụng tạo thành bột kết dính thành bánh. Trấu (Hơ nuh Ba) có tác làm chống dính các cục men. 


Sau khi đủ các nguyên liệu, người Bahnar dùng dao thái nhỏ các nguyên liệu và bỏ chung với gạo được ngâm khoảng 1 – 2 tiếng bỏ vào cối giả nhuyễn, riêng mía giả sau cùng, sau khi giả thành bột thi đỗ nước mía vào trộn đều nặn hỗn hợp bột này thành từng bánh nhỏ như cái chén, lót lá chuối ở dưới nia rải lớp mỏng trấu trên mặt lá chuối rồi mới đặt từng cục men vì sợ men bể vụng. Lấy nắp đậy lại để khoảng 2 đêm (nơi kín ánh sáng) cho các cục men ấm, cho hơi khô và để cho men kết tủa. Sau 2 đêm lấy ra và sâu vào cây tre, nứa xỏ qua từng 2 miếng một và đem phơi ở dàn bếp ở trong nhà khoảng 15 ngày đến 30 ngày là dùng được.

Có lẽ vì các nguyên liệu đa dạng, cách lại công phu, chứa đựng nhiều tâm huyết của người làm, nên hương rượu cần của người Bahnar vùng Kbang mới nồng nàn, ngọt ngào đến vậy.

Cùng với những chuyển biến của đời sống mới, việc làm men rượu truyền thống đang dần bị mai một. Thay thế cho men rượu được chính tay người phụ nữ trong gia đình làm nên là những loại men rượu đã chế biến sẵn, các loại rượu đóng chai hay các loại bia. Lớp trẻ hiện nay vẫn thích uống rượu cần truyền thống nhưng lại ít khi làm vì mất nhiều công sức, thời gian. Mặc khác, diện tích rừng thu hẹp cũng làm các loại nguyên liệu làm men rượu truyền thống dần ít đi, khó tìm. Đây là lý do chính khiến rượu cần ngày càng ít được sử dụng trong đời sống người Tây Nguyên hơn./.

Linh Nguyên
customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 58 Tăng Bạt Hổ - T
hành phố Pleiku - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3830 155
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3828414
1478004004_Mail.png  Email: ubndpleiku@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Sung - UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Pleiku.
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông

Chung nhan Tin Nhiem Mang
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png