TIN TỨC

CHUYÊN MỤC

Âm vang cồng chiêng

Ngày đăng bài: 07/03/2014
Cồng chiêng là nét sinh hoạt văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên, những năm qua, nét văn hóa này được duy trì và phát triển, góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Truyền lại niềm đam mê cồng chiêng cho lớp trẻ là tâm huyết cả đời của Nghệ nhân Ksor Nao – Làng Kép phường Đống Đa. Thế hệ đi trước dẫn đường, người trẻ đi sau tiếp “lửa”, nên âm thanh của nguồn cội vẫn còn vang lên đầy sức sống qua những đôi bàn tay khéo léo của các “nghệ nhân” tuổi đôi mươi. Nghệ nhân Ksor Nao đã dạy cho lũ con trai, con gái trong làng biết đánh chiêng thành thạo mỗi buổi tập đánh chiêng tất cả đều say sưa, miệt mài học tập một cách thích thú và thả hồn vào những âm thanh lúc trầm, lúc bổng của tiếng chiêng. Nghệ nhân Ksor Nao – Làng Kép phường Đống Đa Thành phố Pleiku cho biết: Cồng chiêng đối với làng Kép nổi tiếng từ năm 2000, đi khắp nơi từ Bắc đến Nam, từ Miền Trung đến Tây nguyên chúng tôi  đạt nhiều giải, tôi cố gắng làm thế nào để giữ lại truyền thống, giữ lại bản sắc văn hóa của người Jrai, Cồng chiêng chúng tôi truyền lại cho thế hệ trẻ mai sau.  
Thành phố Pleiku hiện có 43 làng đồng bào dân tộc thiểu số, với trên 5.800 hộ. Đảng bộ, chính quyền thành phố luôn chú trọng việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Tây nguyên. Hằng năm, thành phố đều tổ chức ngày hội văn hóa thể thao dân tộc, trong đó có nghệ thuật cồng chiêng. Đây là dịp để bà con các làng giao lưu học hỏi cùng thể hiện lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ đã đem đến cho người dân Jrai những mùa lúa mới, những âm thanh mới. Mỗi một bộ cồng chiêng vừa gắn liền với lịch sử giao lưu văn hóa, vừa gắn liền với điều kiện sống của thời đại. Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người Tây Nguyên, là tiếng nói của tâm linh, tâm hồn con người, để diễn tả niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày của họ. Thông qua âm vang tiết tấu, sắc thái mọi tâm tư tình cảm được biểu hiện, những thông tin cần thiết được tung đi và đón nhận. Nếu là lễ thổi tai cho đứa trẻ chào đời thì tiếng chiêng êm dịu, thanh thoát, là lễ pơ thi thì tiếng chiêng nặng nề, chậm chạp, trầm buồn, chắc nịch như chia sẽ nổi buồn, khiến dân làng xích lại gần nhau hơn đoàn kết nhau thương yêu nhau hơn. Đặc biệt tiếng cồng chiêng trong lễ mừng lúa mới với lời cúng Giàng thật đặc sắc. Tiếng chiêng hòa quyện với lời cúng chính là niềm tin, niềm hy vọng vào một ngày mai tốt đẹp hơn.
Những năm qua, đi đôi với phát triển kinh tế thành Phố Pleiku luôn quan tâm công tác chăm lo bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hóa Tây Nguyên, nhất là việc bảo tồn phát huy giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 89 bộ cồng chiêng, 21 đội cồng chiêng, múa xoang với trên 750 nghệ nhân. Các hoạt động lễ hội, biểu diễn nghệ thuật cồng chiêng được tổ chức ở các làng  giúp bà con giao lưu học hỏi, sinh hoạt văn hóa văn nghệ, góp phần lưu giữ và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc. Ông Nguyễn Xuân Hà – Phó Trưởng phòng VHTT- TT TP Pleiku cho biết: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII xây dựng nền văn hóa văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc Tây Nguyên. Những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền Thành phố luôn quan tâm chú trọng đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Đặc biệt là văn hóa cồng chiêng của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, đến nay trên địa bàn thành phố còn lưu giữ trên 80 bộ cồng chiêng có giá trị và trên 20 đội cồng chiêng, múa xoang thường xuyên được tổ chức trong các ngày lễ hội của làng và các ngày lễ hội lớn của đất nước. Tuy nhiên để góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa cồng chiêng trong cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Trước hết tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục để nhân dân nhất là thế hệ trẻ phải biết trân trọng và tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc mình. Các cấp chính quyền cần quan tâm hơn nữa về cồng chiêng, tạo không gian đúng nghĩa để duy trì và phát triển văn hóa dân tộc.
 
Trong thời gian tới, phát huy bản săc văn hóa dân tộc ở Pleiku thì việc bảo tồn và phát huy tiềm năng của nghệ thuật cồng chiêng là một việc làm cần thiết. Các hoạt động văn hóa truyền thống ở Thành phố Pleiku sẽ giữ mãi được âm thanh của cồng chiêng, các dân tộc Tây Nguyên luôn tự hào và nguyện sẽ phát huy văn hóa Cồng chiêng để tô thắm thêm nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc./.
Thanh Truyền
customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 58 Tăng Bạt Hổ - T
hành phố Pleiku - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3830 155
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3828414
1478004004_Mail.png  Email: ubndpleiku@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Sung - UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Pleiku.
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông

Chung nhan Tin Nhiem Mang
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png