TIN TỨC

CHUYÊN MỤC

Kết quả thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Pleiku

Ngày đăng bài: 25/07/2018
Năm 2016, thành phố Pleiku đã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện các Chương trình mục tiêu Quốc gia thành phố (giai đoạn 2016-2020) để thực hiện 02 chương trình là xây dựng nông thôn mới và chương trình giảm nghèo.

Đối với chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, giúp việc cho Ban chỉ đạo có Văn phòng điều phối nông thôn mới thành phố làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, trực tiếp tham mưu cho Ban chỉ đạo triển khai các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới của thành phố. Đối với cấp xã, có 9/9 xã đã thành lập Ban quản lý, Ban giám sát đầu tư cộng đồng, mỗi xã có 1 cán bộ phụ trách kiêm nhiệm và thành lập 73 Ban phát triển thôn, làng. Trong giai đoạn 2016-2018, thành phố đã ban hành trên 100 văn bản để triển khai thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và triển khai đồng bộ các chính sách về xây dựng nông thôn mới của Trung ương, tỉnh, lồng ghép chương trình, dự án như: làm đường giao thông nông thôn, xây dựng nhà văn hóa, hỗ trợ lãi suất vay tín dụng để tái canh cây cà phê, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, chính sách khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, các chủ trương, quy định của tỉnh ban hành phù hợp với đặc điểm, tình hình địa phương, tạo động lực quan trọng thúc đẩy nhanh chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Cuối năm 2017, thành phố đã có 9/9 xã đã hoàn thành chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thành phố đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận thành phố hoàn thành xây dựng nông thôn mới theo quy định, cụ thể như sau:  Quy hoạch xây dựng nông thôn mới: Theo Bộ tiêu chí mới, thành phố có 9/9 xã đạt tiêu chí, đạt 100%; Phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội: 9/9 xã đạt các tiêu chí về giao thông, thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, thông tin – truyền thông, nhà ở dân cư.

Phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

Trên địa bàn thành phố đã có vùng sản xuất hàng hóa nông sản đối với các loại cây trồng, có 12 hợp tác xã. 9/9 xã đạt tiêu chí thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ nghèo của các xã (không tính số hộ nghèo thuộc diện đang hưởng bảo trợ xã hội) còn 325/12619 hộ, chiếm 2,58%.

Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường: Về giáo dục và đào tạo: Có 9/9 xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ III, phổ cập giáo dục THCS mức độ II. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS các xã được tiếp tục học THPT đạt trên 89%; Về y tế: có 9/9 xã có trạm y tế hoạt động phục vụ công tác khám chữa bệnh ban đầu, tỷ lê người dân tham gia Bảo hiểm y tế đạt trên 80%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi của 9 xã là 12%; Về văn hóa: Có 9/9 xã được công nhận “xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới”, 63/73 thôn, làng được công nhận văn hóa, chiếm tỷ lệ 86,3%;  Về môi trường và an toàn thực phẩm: Tỷ lệ số hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt trên 99,4%, tỷ lệ hộ dân nông thôn có nhà tiêu hợp vệ sinh là 78,5%, tỷ lệ trạm y tế xã có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh là 100%, tỷ lệ trường học có công trình cấp nước và nhà tiêu hợp vệ sinh là 100%. Các xã đã hình thành tổ, nhóm thu gom, xử lý rác thải, cải tạo nghĩa trang, xây dựng cảnh quan môi trường xanh – sạch- đẹp; thống kê, rà soát các cơ sở, hộ gia đình kinh doanh thực phẩm cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị 

Về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật: Hàng năm, đảng bộ, chính quyền từ thành phố đến xã đạt danh hiệu “Trong sạch, vững mạnh”, các tổ chức đoàn thể chính trị đều đạt tiên tiến trở lên; về tiếp cận pháp luật: Việc thi hành Hiến pháp, pháp luật, ban hành văn bản QPPL, kế hoạch triển khai nhiệm vụ, chỉ đạo của cấp trên được các xã triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng tiến độ.

Về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực: Công tác bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình, đời sống xã hội luôn được quan tâm. Có 73/73 thôn, làng đều có địa chỉ tin cậy, nhà tạm lánh tại cộng đồng để hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực do các cấp hội phụ nữ hướng dẫn thành lập.

Về quốc phòng và an ninh

Tình hình an ninh nông thôn, trật tự xã hội khu vực nông thôn trên địa bàn thành phố cơ bản được giữ vững, có 5/9 xã đạt tiêu chí (vì theo Bộ tiêu chí mới quy định tỷ lệ đảng viên trong dân quân nòng cốt đạt từ 18% trở lên, khó khăn trong quá trình thực hiện).
 
                                                                                                          Vân Nhi
customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 58 Tăng Bạt Hổ - T
hành phố Pleiku - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3830 155
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3828414
1478004004_Mail.png  Email: ubndpleiku@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Sung - UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Pleiku.
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông

Chung nhan Tin Nhiem Mang
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png