TIN TỨC

CHUYÊN MỤC

Các giải pháp phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất và đời sống trên địa bàn thành phố Pleiku

Ngày đăng bài: 03/03/2020
Trong giai đoạn 2005-2020, thành phố đã tập trung vào công tác tiếp nhận, tổ chức triển khai ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học vào đời sống và bảo vệ môi trường và đạt được một số kết quả:

Trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi: Ứng dụng những bộ giống mới có năng suất, chất lượng phục vụ và sử dụng các chế phẩm sinh học để làm phân bón hữu cơ sinh học giúp cho cây trồng tăng khả năng trao đổi chất trong cây, nâng cao sức đề kháng và chống bệnh, góp phần làm tăng chất lượng nông sản, tăng thu nhập cho nông dân, nhất là trong gieo trồng các loại cây lương thực, hoa màu. Việc sản xuất rau xanh theo tiêu chuẩn VietGAP có chất lượng từng bước đem đến những kết quả tích cực. Người nông dân thành phố đã sản xuất ra nhiều loại rau đem lại năng suất, chất lượng ngày càng cao đáp ứng cơ bản nhu cầu của thị trường về rau sạch an toàn. Ngoài ra, tận dụng tiềm năng và phát huy ưu thế của từng vùng, xây dựng các mô hình sản xuất phù hợp với từng vùng sinh thái, các mô hình canh tác tổng hợp như xen canh, luân canh cộng với việc sử dụng các loại thuốc, chế phẩm sinh học trong canh tác nên cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển theo hướng bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ được môi trường sinh thái.

Triển khai thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ sinh học như: Mô hình nuôi heo trên nền đệm lót sinh học (Quy mô: 08 hộ; mỗi hộ nuôi 20 con; diện tích chuồng nuôi 50m2/hộ, trong đó 40m2 nền đệm lót, tại phường Trà Bá, phường Chi Lăng, phường Hoa Lư và xã Chư Ă); Mô hình trồng nấm vân chi (số lượng: 20.000 bịch, 03 hộ thực hiện tại Phường Chi Lăng, phường Đống Đa, xã Tân Sơn); Mô hình trồng nấm linh chi (số lượng: 28.000 bịch, cho 03 hộ tại phường Iakring, xã Trà Đa, phường Phù Đổng),… đáp ứng nhu cầu sử dụng trên địa bàn và cung cấp cho các khu vực địa phương khác.

Trong lĩnh vực y dược phục vụ phòng và chữa bệnh; trong công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe và đời sống Nhân dân: Trong những năm qua, ngành Y tế thành phố đã thực hiện việc sử dụng các sản phẩm của công nghệ sinh học vào công tác phòng bệnh và chữa bệnh cho Nhân dân như thực hiện tiêm chủng các loại vắc xin phòng bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng để phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như lao, bại liệt, sởi - rubella, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan vi rút B,...; các hóa chất diệt côn trùng để phòng các bệnh sốt xuất huyết, sốt rét,...; về lĩnh vực cận lâm sàng phục vụ công tác khám, chữa bệnh như xét nghiệm ký sinh trùng, vi khuẩn,...
 
cncao-(1).jpg

Trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: Trên địa bàn thành phố rác thải sinh hoạt đưa ra ngoài gần 170 tấn/ngày được đưa về bãi rác xã Gào, xã Ia Kênh. Để xử lý khối lượng rác thải sinh hoạt, thành phố đã sử dụng các sản phẩm của công nghệ sinh học để tiêu hủy như: phun thuốc hóa chất diệt ruồi, chế phẩm EM, bokashi cùng với rắc vôi bột và đạt được một số tác dụng quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, hoạt động ứng dụng công nghệ sinh học chưa thật sự gắn kết với sản xuất và đời sống. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học còn nhiều hạn chế. Những kết quả phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào các lĩnh vực sản xuất, đời sống hiệu quả chưa cao, chưa tìm ra được sản phẩm công nghệ sinh học đặc thù và thế mạnh của địa phương, do đó công nghệ sinh học chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khoẻ của Nhân dân. Việc xây dựng các cơ chế, chính sách cũng như việc bố trí kinh phí nhằm khuyến khích, thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học còn hạn chế. Thiếu các tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu, triển khai và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sinh học.

Để nâng cao hiệu quả của việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào phát triển sản xuất và đời sống, trong thời gian đến thành phố Pleiku cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, quản lý của chính quyền trong công tác phát triển và ứng dụng phát triển công nghệ sinh học. Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển công nghệ, công nghiệp sinh học, phát huy vai trò của các tổ chức, doanh nghiệp có thế mạnh về công nghệ sinh học. Có chính sách hỗ trợ các dự án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm, ứng dụng công nghệ sinh học.

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công nghệ sinh học trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, phát triển sản xuất kinh doanh, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Thứ hai, ứng công nghệ sinh học vào sản xuất sản phẩm chủ lực, nâng cao giá trị kinh tế hàng hóa và cải thiện đời sống Nhân dân

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng, chuyển giao tiến bộ công nghệ sinh học, bảo tồn, phát triển các nguồn gen quý hiếm trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, tạo ra các loại giống cây trồng, vật nuôi mới phục vụ sản xuất hàng hóa, đảm bảo an ninh lương thực, nâng cao giá trị, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp trên thị trường.

- Tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, tăng nhanh tỷ lệ nông - lâm sản chế biến nhất là chế biến phục vụ xuất khẩu; áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong công tác bảo vệ và khắc phục ô nhiễm môi trường. Tạo ra phong trào ứng dụng công nghệ sinh học rộng rãi nông nghiệp và nông thôn.

- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ sinh học trong nông nghiệp, nuôi trồng, khai thác, chế biến, bảo quản sản phẩm nông sản sản. Ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả hoạt động nghiên cứu công nghệ sinh học trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Tăng cường ứng dụng, chuyển giao các giải pháp công nghệ sinh học nhằm góp phần tạo ra một nền sản xuất xanh, sạch; xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường; khuyến khích sản xuất năng lượng sạch, có khả năng tái tạo từ phế liệu, phế thải, thực vật và thân thiện với môi trường. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường, xử lý chất thải rắn, rác thải, nước thải sinh hoạt; chăm sóc sức khỏe Nhân dân, xử lý chất thải rắn, nước thải y tế nguy hại tại các bệnh viện.

Thứ ba, xây dựng tiềm lực khoa học và công nghệ sinh học

Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đủ về số lượng, nâng cao chất lượng, năng lực cho đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ có trình độ cao, chuyên gia giỏi trong lĩnh vực khoa học công nghệ sinh học. Rà soát, bổ sung kinh phí, biên chế cho lĩnh vực khoa học và công nghệ để có kinh phí, đầu mối chuyên trách thực hiện công tác quản lý khoa học và công nghệ sinh học.

Thứ tư, xây dựng và phát triển công nghệ sinh học

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học. Huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cho việc ứng dụng, nhân rộng các kết quả nghiên cứu công nghệ sinh học đã thành công vào sản xuất tại các doanh nghiệp, tập thể, hộ gia đình; ứng dụng trong thực thi nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị.
 
                                                                                Bảo Ngọc
customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 58 Tăng Bạt Hổ - T
hành phố Pleiku - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3830 155
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3828414
1478004004_Mail.png  Email: ubndpleiku@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Sung - UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Pleiku.
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông

Chung nhan Tin Nhiem Mang
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png