TIN TỨC

CHUYÊN MỤC

Bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn thành phố Pleiku đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Ngày đăng bài: 21/11/2019
Thành phố Pleiku có diện tích đất tự nhiên là 26.076,8 ha, đất nông nghiệp 16.259,71 ha; đất lâm nghiệp: 2.619,91ha; Thành phố có ưu thế về thổ nhưỡng, thời tiết thuận lợi cho phát triển các loại cây dược liệu. Các tiềm năng về du lịch sinh thái từ cảnh quan thiên nhiên do đặc thù địa hình Tây Nguyên mang lại như danh thắng Biển Hồ được xếp hạng di tích quốc gia, di tích lịch sử Đền tưởng niệm Liệt sỹ Hội Phú, di tích lịch sử - văn hóa Nhà lao Pleiku, làng văn hoá Plei Ốp, có các công viên Hồ Diên Hồng, Đồng Xanh... Nét đặc sắc về văn hoá: Nhà sàn, Cồng chiêng Tây nguyên, Nhà thờ Plei Choét, Chùa Minh Thành v.v... Đây là tiềm năng to lớn để gắn phát triển các loại cây dược liệu với du lịch sinh thái và du lịch nâng cao sức khỏe bằng thảo dược.

Việc quản lý, khai thác và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu trong tự nhiên và gây trồng; Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu. Phát triển các chủng loại dược liệu hàng hóa, trong đó ưu tiên phát triển các chủng  loại duwọc liệu có lợi thế cạnh tranh lớn nhờ phù hợp các tiểu vùng khí hậu, đặc biệt là các sản phẩm có thế mạnh của địa phương, trên cơ sở liên kết vùng phát triển các dược liệu quý; xây dựng sản xuất theo chuỗi giá trị liên vùng và ở các địa phương, góp phần nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ở vùng có điều kiện phát triển dược liệu; đồng thời, khai thác tối đa và có hiệu quả các tiềm năng lợi thế để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Thành phố sẽ tổ chức quán triệt, phổ biến sâu rộng chủ trương chính sách về bảo tồn và phát triển dược liệu nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức của cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân về hiệu quả, tác dụng của cây dược liệu đối với công tác chăm sóc sức khỏe của người dân và phát triển kinh tế xã hội; đồng thời, tạo sự đồng thuận, quyết tâm cao trong tổ chức thực hiện.

Đồng thời, quan tâm quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, phân công đầu mối quản lý và trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, ban ngành và UBND các xã, phường trong công tác quản lý và phát triển dược liệu trên địa bàn thành phố; kiện toàn bộ máy quản lý đủ điều kiện và năng lực để thực hiện nhiệm vụ quản lý, kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến dược liệu.

Rà soát, xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo công tác quản lý nhà nước về bảo tồn và phát triển dược liệu. Tăng cường thực hiện quản lý, giám sát chặt chẽ các dự án đầu tư phát triển và chế biến dược liệu, nhất là các dự án trồng dược liệu dưới tàn rừng; ngăn chặn, xử lý hành vi khai thác, buôn bán dược liệu trái phép, dược liệu giả và gian lận thương mại trong kinh doanh dược liệu.

Quản lý chặt chẽ các giống dược liệu địa phương có giá trị; đảm bảo giống dược liệu đưa vào trồng được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng.

Bố trí diện tích đất nông nghiệp, diện tích rừng và đất lâm nghiệp phù hợp phát triển vùng trồng dược liệu tập trung quy mô lớn; chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp  phù hợp sang trồng cây dược liệu, phát triển vùng trồng dược liệu tập trung; gắn công tác quản lý, bảo vệ, phát triển rừng với bảo tồn và phát triển dược liệu; đẩy mạnh công tác giao rừng, cho thêu rừng gắn với giao đất, cho thuê đất để phát triển dược liệu dưới tán rừng.

Đầu tư phát triển ít nhất 01 cơ sở sản xuất giống dược liệu đại diện cho vùng khí hậu đặc trưng để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và phát triển dược liệu, cung cấp cây con chất lượng cao cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng dược liệu.

Chú trọng triển khai thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, chọn, tạo giống dược liệu mới có năng suất, chất lượng cao, đặc tính tốt, phù hợp với vùng sinh thái thành phố, phục vụ sản xuất rộng rãi nguồn giống dược liệu; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào công tác quản lý, điều hành từ khâu nuôi trồng, khai thác đến sản xuất, chế biến các sản phẩm dược liệu.

Khuyến khích các Doanh nghiệp liên kết, ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ duwọc liệu với nông dân. Xây dựng các chuỗi liên kết từ khâu trồng, thu hoạch, chế biến, phân phối, tiêu thụ dược liệu. Có giải pháp hỗ trợ giống một số loài dược liệu mạnh cho hợp tác xã, nhóm hộ để liên kết trồng, tiêu thụ dược liệu theo chuỗ giá trị. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn và chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch dược liệu theo nguyên tác, tiêu chuẩn “thực hành tốt nuôi trồng và thu hái cây thuốc” của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO), gắn với chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo phát triển bền vững.

Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, chủ động hợp tác với các trường đại học, trung tâm nghiên cứu để chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất giống, nuôi trồng, khai thác và bảo quản dược liệu theo tiêu chuẩn. Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức các cơ sở nghiên cứu tham gia chặt chẽ quá trình này.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại vào công tác quản lý, điều hành từ khâu nuôi trồng, khai thác đến sản xuất, chế biến nhằm tạo ra những sản phẩm đạt chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường, sử dụng các sản phẩm duwọc liệu đã qua bào chế, sơ chế thành thuốc cổ chuyền, vị thuốc phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh và các nhu cầu khác trong và ngoài tỉnh (sản xuất thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, công nghiệp chiết xuất…). Sử dụng công nghệ an toàn, thân thiên với môi trường.

Nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các loại dược liệu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; sưu tầm, nghiên cứu kế thừa các bài thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc trong cộng đồng để điều trị bệnh và bảo tồn các loài dược liệu.

Huy động các nguồn lực đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho các cơ sở nghiên cứu phát triển giống dược liệu, các cơ sở dạy nghề theo hướng đồng bộ, hiện đại. Hỗ trợ bảo hộ, quản lý và phát triển quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm được sản xuất, chế biến từ dược liệu. Đồng hành và hỗ trợ các doanh nghiệp trong liên kết, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho công tác dược liệu từ khâu nuôi trồng đến klhai thác đến chế biến, sử dụng. Tăng cường giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu và quản lý tài nguyên dược liệu; nâng cao nhận thức cộng đồng dân cư về dược liệu để khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên cây dược liệu. Phát hiện, bồi dưỡng đội ngũ lương y, thầy thuốc nam có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đa dạng nguồn cây dược liệu tự nhiên, nhất là những người có nghề thuốc gia truyền uy tín.

Thành phố sẽ có chính sách hỗ trợ đầu tư hợp lý để phấn đấu đến năm 2030 thu hút đầu tư xây dựng mới ít nhất 01 cơ sở chế biến các sản phẩm từ dược liệu. Hỗ trợ đầu tư thiết bị, công nghệ bào chế, chế biến thuốc cho các cơ sở khám, chữa bệnh. Ưu tiên sử dụng dược liệu, thuốc đông y, thuốc chế biến từ dược liệu đạt tiêu chuẩn chất lượng trong cac cơ sở y tế công lập. Xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, sơ chế, chế biến và phân phối dược liệu; khuyến khích hình thành các tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình để liên kết trồng, tiêu thụ dược liệu theo chuỗi giá trị. Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân trồng dược liệu theo nguyên tắc, tiêu chuẩn “thực hành tốt nuôi trồng và thu hái cây thuốc” của Tổ chức Y tế thế giới (GACP-WHO), gắn với chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo phát triển bền vững. Tổ chức sản xuất, kiểm nghiệm chất lượng dược liệu, thuốc cổ truyền làm cơ sở công bố và tiêu thụ trong các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố, tỉnh và cả nước. Nghiên cứu đặt hàng hoặc giao kế hoạch trong việc thu mua một số loài dược liệu gây trồng tại thành phố đạt tiêu chuẩn chất lượng phục vụ công tác khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập. Thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu theo quy định tại Nghị định số 65/2017/NĐ-CP, ngày 19/5/2017 của Chính phủ về chính sách đặc thù về giống, vốn và công nghệ trong phát triển nuôi trồng, khai thác dược liệu và các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư khác của Trung ương, tỉnh có liên quan đến đầu tư phát triển, chế biến và tiêu thụ dược liệu. Áp dụng triệt để, có hiệu quả các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phát triển lâm nghiệp bền vững. Đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư, doanh nghiệp tham gia trồng, chế biến và tiêu thụ sản phẩm từ dược liệu gắn với đầu tư khai thác tiềm năng du lịch sinh thái và du lịch văn hóa cộng đồng tại địa phương có tiềm năng về phát triển cây duwọc liệu và du lịch.

Với mục tiêu phấn đấu, đến năm 2025, cơ bản hoàn thành các sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng dược liệu trong nước và xuất khẩu, phù hợp các tiểu vùng khí hậu, tạo ra các sản phẩm có thế mạnh của địa phương. Phát triển khoảng 50 ha vùng nuôi trồng dược liệu tập trung đối với một số loài dược liệu có giá trị kinh tế, có thị trường tiêu thụ; hình thành ít nhất 01 cơ sở sản xuất giống dược liệu để sản xuất, cung cấp cây con chất lượng cao cho các tổ chức, cá nhân tham gia trồng dược liệu. Đến năm 2030, nâng tổng diện tích vùng nuôi trồng dược liệu lên 100ha trở lên; hình thành ít nhất 01 cơ sở chế biến dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu trên địa bàn để thu mua, tiêu thụ các sản phẩm dược liệu được sản xuất./.

Đinh Hoa
 
 
 
 
customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 58 Tăng Bạt Hổ - T
hành phố Pleiku - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3830 155
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3828414
1478004004_Mail.png  Email: ubndpleiku@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Sung - UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Pleiku.
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông

Chung nhan Tin Nhiem Mang
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png