TIN TỨC

CHUYÊN MỤC

Giữ gìn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc góp phần phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Pleiku

Ngày đăng bài: 07/08/2017
Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; đồng thời thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Nghị quyết của Bộ chính trị về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”.

Trong thời gian qua, công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các di tích lịch sử văn hóa ở tỉnh Gia lai nói chung, thành phố Pleiku nói riêng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Hiện tỉnh Gia Lai có trên 20 di tích lịch sử văn hóa ở các huyện, thị, thành phố; đã có 19 di tích được xếp hạng, trong đó có 04 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 08 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Trên địa bàn thành phố Pleiku có 06 di tích lịch sử, trong đó có 02 di tích lịch sử cấp quốc gia, 02 di tích lịch sử cấp tỉnh. Song song với việc các di tích được công nhận, xếp hạng, công tác nghiên cứu khoa học, đề xuất phương án bảo tồn được đẩy mạnh. Các đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh về văn hóa, danh nhân văn hóa… được tập trung nghiên cứu và đang được áp dụng vào thực tiễn nhằm bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa.

 
Tại thành phố Pleiku, từ năm 2001 đến nay, nhiều di tích đã và đang được đầu tư nhằm giữ gìn các giá trị kiến trúc, văn hóa truyền thống. Với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, công tác xã hội hóa trong bảo tồn di tích đã thu hút được sự đóng góp cả về vật chất và tinh thần của nhân dân; đã góp phần duy tu, bảo tồn các di tích khang trang hơn. Thành phố đã đầu tư xây dựng Đền tưởng niệm Liệt sỹ tại phường Hội Phú với kinh phí vận động quyên góp và tài trợ gần 4 tỷ đồng (trong đó nhân dân đóng góp được 1,4 tỷ đồng); trùng tu khu di tích lịch sử quốc gia Nhà lao Pleiku với kinh phí trên 3 tỷ đồng.

Các hoạt động bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa đã góp phần phát huy, khơi gợi truyền thống “uống nước nhớ nguồn” trong cộng đồng dân cư. Đến nay, di tích lịch sử Nhà lao Pleiku và Đền tưởng niệm Liệt sỹ tại phường Hội Phú, mỗi năm đón tiếp hàng ngàn lượt người đến thăm và tưởng niệm. Nơi đây đã trở thành những địa chỉ thu hút khách tham quan du lịch, là nơi giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ.


Ngoài không gian văn hóa Cồng chiêng của đồng bào các dân tộc Tây nguyên, đã được UNESCO công nhân là một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, đồng bào các dân tộc trên địa bàn thành phố Pleiku còn lưu giữ và sở hữu nhiều loại hình văn hóa độc đáo như: lễ hội dân gian, ca dao dân ca, trò chơi dân gian …Tuy chưa có điều kiện điều tra, song qua khảo sát năm 2012 của ngành văn hóa, sơ bộ đã cho thấy ở Pleiku cũng lưu truyền rất nhiều vốn Di sản văn hoá phi vật thể.

Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là nhiệm vụ quan trọng. Thời gian qua, trên địa bàn thành phố, các hoạt động Văn hóa - Thể thao được duy trì tổ chức thường xuyên. Nhiều địa phương thông qua các sự kiện văn hóa - thể thao tại cơ sở, đã tổ chức biểu diễn nhạc cụ truyền thống, thi hát dân ca, thi các trò chơi dân gian, đặc biệt là biểu diễn cồng chiêng và múa xoang luôn được duy trì và phát triển.

Qua Hội thi Văn hóa – Thể thao các dân tộc thiểu số, Liên hoan văn hóa, văn nghệ của ngành Giáo dục, ngành Công an và các Hội đoàn thể của thành phố, các địa phương, đã góp phần bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân.

Công tác quy hoạch và phát triển hệ thống thiết chế Văn hóa - Thể thao cơ sở được tỉnh và thành phố quan tâm đầu tư. Đến nay có 19 nhà rông văn hóa, 8 nhà sinh hoạt cộng đồng, 84 bộ cồng chiêng và 30 đội cồng chiêng. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất nhạc cụ truyền thống được duy trì và phát triển, nghề dệt vải, đan lát truyền thống đã trở lại trong sinh hoạt hàng ngày của đồng bào dân tộc thiểu số. Đặc biệt với sự quan tâm của chính quyền địa phương, một số già làng, nghệ nhân có điều kiện đã kết hợp xây dựng mô hình thăm quan du lịch và giới thiệu văn hóa ẩm thực của đồng bào các dân tộc Jrai. Vừa thưởng thức các món ăn truyền thống vừa tham gia giao lưu văn hóa cồng chiêng, múa xoang với các nghệ nhân tại làng.


Công tác xây dựng gia đình văn hóa, Thôn, Làng, Tổ dân phố văn hóa đã được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thường xuyên quan tâm. Số lượng gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa ngày càng phát triển. Đến năm 2016 công nhận 218/254 thôn, làng, tổ dân phố văn hóa đạt văn hóa (đạt 85,6%). Hộ gia đình đạt gia đình văn hóa năm 2016 có 47411/49618 hộ (đạt tỷ lệ 95,6%).

Để tiếp tục bảo tồn, phát huy các giá trị của di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế; thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”; đồng thời thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Nghị quyết của Bộ chính trị về “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”. Trong thời gian tới thiết nghĩ, các cấp, ngành, địa phương cần làm tốt những việc như sau:

Một là, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Gắn trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức đoàn thể và người dân trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Tuyên truyền giáo dục pháp luật cho người dân, đề cao vai trò của nhân dân trong việc tham gia quản lý di tích, di sản văn hóa. Kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, xử lý nghiêm những hành vi cố ý vi phạm di sản văn hóa, tạo môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Hai là, đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa không chỉ là trách nhiệm của ngành văn hóa mà là trách nhiệm của mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức kinh tế, xã hội và các tầng lớp nhân dân.

Ba là, tăng cường đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Kết hợp giữa đầu tư, tôn tạo di tích, danh lam thắng cảnh với khai thác phát triển du lịch. Phát huy vai trò của hệ thống thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, giáo dục kiến thức về Luật di sản văn hóa đến từng người, từng gia đình.

Bốn là, khôi phục và duy trì các lễ hội văn hóa truyền thống. Hết sức coi trọng bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể.
 
Xuân Hà -VHTT
customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 58 Tăng Bạt Hổ - T
hành phố Pleiku - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3830 155
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3828414
1478004004_Mail.png  Email: ubndpleiku@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Sung - UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Pleiku.
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông

Chung nhan Tin Nhiem Mang
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png