TIN TỨC

CHUYÊN MỤC

TP.Pleiku: Những kết quả qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”

Ngày đăng bài: 25/11/2015
Nhận thức sâu sắc về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phòng, chống HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của thành phố, của tỉnh; Ngay sau khi có Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư, Thành ủy Pleiku - Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku đã chỉ đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền từ thành phố đến xã, phường tổ chức học tập quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị trong toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân. Qua 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư, trên địa bàn thành phố có sự chuyển biến đáng kể, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cũng như mọi tầng lớp nhân dân được nâng lên rõ rệt. Đã tạo bước chuyển biến về nhận thức, trách nhiệm, sẻ chia; đã thể hiện vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và sự quan tâm phối hợp của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và cả cộng đồng, làm cho mọi người tự giác, tích cực tham gia và hưởng thụ các dịch vụ truyền thông, tư vấn, chăm sóc, điều trị và phòng tránh căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS, bảo vệ sức khoẻ cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể liên quan từ thành phố đến xã, phường thường xuyên quan tâm phối hợp với ngành y tế trong công tác thông tin, truyền thông truyền thông giáo dục phòng, chống HIV/AIDS lồng ghép với phòng chống tệ nạn ma túy, tệ nạn mại dâm.

Các cơ quan thông tin của thành phố đã đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, tư vấn giáo dục pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS lồng ghép với tuyên truyền phòng, chống các tệ nạn ma túy, mại dâm tại cộng đồng bằng nhiều hình thức phù hợp, thiết thực, hệu quả như: Tuyên truyền trên sóng phát thanh, truyền hình, báo chí, trang thông tin điện tử... Tổ chức 10 buổi phát động, mít tinh, nói chuyện truyền thông, có 131.933 lượt người tham dự; truyền thông lưu động bằng xe loa; treo băng rôn khẩu hiệu tuyên trền; cấp phát 4.462 áp phích, 11.063 tranh ảnh tài liệu tuyên truyền; 264 băng, đĩa tuyên truyền; dựng 03 Pa nô tuyên truyền nhằm phổ biến kiến thức, góp phần nâng cao nhận thức, làm thay đổi hành vi, kỹ năng của người dân về phòng bệnh, chăm sóc, điều trị, tránh phân biệt, kỳ thị đối với người nhiễm HIV/AIDS; quan tâm tạo điều kiện để người nhiễm HIV/AIDS xóa bỏ mặc cảm, hòa nhập cộng đồng trong cuộc sống, sinh hoạt và lao động. Tổ chức nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về truyền thông giáo dục sức khỏe, kỹ năng quản lý và triển khai thực hiện nghiệp vụ chuyên môn phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ các cơ quan, ban, ngành, hội, mặt trận đoàn thể từ thành phố đến xã, phường; cán bộ lãnh đạo cấp ủy, Ủy ban nhân dân các xã, phường; cán bộ, viên chức y tế xã, phường, cộng tác viên, các thôn, làng, tổ dân phố. Đồng thời đã cử cán bộ, viên chức y tế tham gia tập huấn, tiếp thu, cập nhật các kiến thức, kỹ năng chuyên môn về công tác phòng, chống HIV/AIDS do ngành chuyên môn cấp trên tổ chức.

Diễu hành phòng, chống HIV/AIDS.

Từ trường hợp được phát hiện nhiễm HIV đầu tiên, tính đến ngày 31/10/2015 thành phố Pleiku có 22/23 xã, phường có người nhiễm HIV (tỷ lệ 95,65%), trong 10 năm qua Trung tâm Y tế thành phố đã phát hiện, tiếp nhận, quản lý, và phối hợp tư vấn, chăm sóc 268 người nhiễm HIV/AIDS, trong đó có 29 người được chăm sóc điều trị tại địa bàn các xã, phường.

Công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở xã, phường được trung tâm Y tế thành phố thực hiện thường xuyên và định kỳ 6 tháng 1 lần trong năm.

Trong 10 năm qua thành phố đã được tỉnh đầu tư 736.870.000 đồng từ nguồn kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương, ngoài ra còn có sự hỗ trợ kinh phí từ các xã, phường của thành phố.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, công tác phòng, chống HIV/AIDS cũng có những hạn chế nhất định như: Một số cấp ủy, chính quyền xã, phường chưa thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS ở địa phương. Sự phối hợp tuyên truyền, giáo dục phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chưa thường xuyên, liên tục và sâu rộng, chủ yếu chỉ tập trung vào tháng 6 (Tháng cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con) và tháng 12 (Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS) hàng năm. Năng lực và trình độ, kỹ năng tuyên truyền, tư vấn, quản lý, chăm sóc, điều trị HIV/AIDS của đội ngũ cán bộ viên chức y tế xã, phường còn hạn chế và không đồng đều, chủ yếu làm công tác kiêm nhiệm nên hiệu quả công tác phòng, chống HIV/AIDS chưa cao. Cuộc chiến ngăn chặn căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS còn nhiều khó khăn thách thức trước mắt cũng như lâu dài do HIV/AIDS luôn tồn tại song hành với các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm và đang diễn biến hết sức phức tạp; người nhiễm HIV/AIDS cư trú và sinh sống không ổn định nên rất khó quản lý. Sự kỳ thị phân biệt, đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; sự mặc cảm, tự ti, sự khó khăn về vật chất và tinh thần của người nhiễm HIV/AIDS đang là rào cản rất lớn. Kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS ngày càng giảm dần làm hạn chế đến kết quả các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.

Trong thời gian tới, UBND thành phố Pleiku tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới”; Luật phòng, chống HIV/AIDS; Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND ngày 21/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai về việc ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Gia Lai và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, của ngành Y tế về phòng, chống HIV/AIDS trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân để nâng cao nhận thức, vai trò trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các ngành, đoàn thể nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến sâu rộng, thường xuyên, liên tục nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, làm chuyển biến nhận thức, thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS trong ccộng đồng. Nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm và hiệu quả tham mưu chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác phòng, chống HIV/AIDS của cơ quan chuyên môn và nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cơ sở xã, phường. Các thành viên Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe ban đầu thành phố trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được phân công tăng cường sự phối hợp, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác phòng, chống HIV/AIDS. Phát huy truyền thống tương thân, tương ái, chăm sóc, giúp đỡ của cộng đồng, chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS.
T.Hiền
 
 
 
 
customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 58 Tăng Bạt Hổ - T
hành phố Pleiku - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3830 155
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3828414
1478004004_Mail.png  Email: ubndpleiku@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Sung - UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Pleiku.
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông

Chung nhan Tin Nhiem Mang
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png