TIN TỨC

CHUYÊN MỤC

Kết quả 3 năm thực hiện Chỉ thị số 19/CT-TW ngày 5/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn” trên địa bàn thành phố Pleiku

Ngày đăng bài: 02/10/2015
Trên cơ sở Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020; Quyết định số 755/QĐ-UBND ngày 9/11/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của tỉnh Gia Lai”; Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 5/11/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn", Quyết định số 755/QĐ-UBND ngày 9/11/2010 của UBND tỉnh Gia Lai phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 của tỉnh Gia Lai”, Ủy ban nhân dân thành phố đã triển khai phổ biến kịp thời Đề án "Dạy nghề cho lao động nông thôn" theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến 9 xã thuộc đối tượng dạy nghề. Trong quá trình triển khai thực hiện đã phối hợp chặt chẽ với Ủy ban MTTQ VN thành phố và các đoàn thể của thành phố hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và Ủy ban nhân dân các xã thực hiện công tác dạy nghề lao động nông thôn theo kế hoạch của tỉnh và của thành phố phù hợp với tình hình cụ thể của địa phương.

Qua việc triển khai thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn đã tạo được sự chuyển biến trong nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và người lao động về vai trò, tầm quan trọng của dạy nghề cho lao động nông thôn đối với phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn trên địa bàn thành phố. Nông dân được hỗ trợ đào tạo nghề theo chính sách của Đề án, sau khi học nghề đã biết ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật làm tăng năng suất lao động. Người học nghề đã tiếp cận được kiến thức mới về lĩnh vực mình được đào tạo, biết cách phát triển kinh tế hộ gia đình, giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động, tạo việc làm tại chỗ, có cơ hội được nhận vào làm việc tại các cơ sở sản xuất và các doanh nghiệp tại địa phương, qua đó nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, góp phần ổn định cuộc sống, giải quyết việc làm và giảm nghèo bền vững trong khu vực nông thôn...

Công tác tuyên truyền, giáo dục về dạy nghề ngày càng được đẩy mạnh góp phần nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về công tác dạy nghề. Các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và người dân đã được khuyến khích, tạo điều kiện tham gia phát triển dạy nghề. Hàng năm, số lượng lao động, đặc biệt là thanh niên đăng ký học nghề năm sau cao hơn năm trước thể hiện ý thức của người lao động mong muốn nâng cao tay nghề để có cơ hội tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm. Sự liên kết, phối hợp giữa các cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ngày càng chặt chẽ tạo điều kiện và cơ hội cho người lao động tham gia học nghề.

Ảnh minh họa.

Quá trình thực hiện các mục tiêu về dạy nghề của thành phố được sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể. Trong tổ chức thực hiện đã có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan trong hệ thống chính trị, đưa công tác dạy nghề đạt kết quả. Công tác dạy nghề đã hướng vào những nghề, mô hình kinh tế có hiệu quả trên thực tế, có khả năng nhân rộng như: mô hình trồng chăm sóc cà phê, hồ tiêu, trồng nấm, nghề xây dựng, dệt thổ cẩm... Lao động sau đào tạo nghề đã tự tạo được việc làm, tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định. Tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm năm sau cao hơn năm trước (năm 2011 đạt 75%, năm 2014 đạt 85%).

Số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn thành phố là 120.040 người chiếm 63% dân số. Trong đó 117.400 lao động có việc làm ổn định chiếm 94,2%, lao động thiếu việc làm 5,8%. Lao động đã qua đào tạo chiếm 52% (khoảng 62.100 người). Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch tích cực gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Tỷ trọng lao động của ngành công nghiệp và xây dựng trong tổng số lao động tăng từ 31,4% năm 2010 lên 34,2% năm 2015; lao động trong các ngành dịch vụ tăng từ 35,3% năm 2010 lên 38,76 năm 2015; lao động trong các ngành nông, lâm, nghiệp giảm từ 33,3% năm 2010 xuống còn 27,04% năm 2015. 

Qua 3 năm (2012-2015), Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã nắm bắt nhu cầu học nghề, làm cầu nối với các cơ sở dạy nghề của tỉnh, trung tâm học tập cộng đồng mở lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Trong 3 năm đã mở được 32 lớp dạy nghề, với 972 học viên, đạt 103.2 % so với Kế hoạch được giao hàng năm. Trong đó, có 858 người dân tộc thiểu số, 572 là thanh niên và lao động nữ học nghề 384. Tỷ lệ lao động chuyển đổi từ lao động nông nghiệp sang phi nông nghệp sau học nghề đạt khoảng 14,7%, số lao động sau học nghề thành lập tổ hợp tác làm ăn có hiệu quả, số hộ gia đình thoát nghèo sau học nghề là 67 hộ, số hộ gia đình có người tham gia học nghề có việc làm trở thành hộ trung bình khá là 599 hộ.

Phương thức và thời gian tổ chức đào tạo nghề đa dạng và linh hoạt, các lớp được tổ chức dạy tại địa bàn dân cư tạo điều kiện để người lao động đi lại học nghề được thuận tiện; có những lớp, trường nghề tổ chức vào ban đêm để người dân có thời gian tham gia sản xuất và tranh thủ học nghề nâng cao kỹ năng, kiến thức nghề nghiệp. Học viên sau khi học nghề đã dụng được những kiến thức để nâng cao năng suất lao động, cải tiến phương thức sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.Sản phẩm làm ra của bà con sau học nghề ngày càng tiếp cận và đáp ứng với nhu cầu của thị trường. Phần lớn lao động nông thôn là đồng bào dân tộc thiểu số có trình độ văn hóa thấp, hầu như không được đào tạo về nghề nghiệp, do đó công tác dạy nghề đã hướng vào các nội dung: hướng dẫn làm kinh tế trong khuôn khổ từng hộ gia đình, hướng dẫn cách sơ chế sản phẩm...

Thời gian qua, bên cạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch của các cơ sở dạy nghề của Nhà nước tổ chức hàng năm, lao động qua đào tạo trực tiếp tại các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ ngày càng tăng góp phần đáp ứng nhu cầu tại chỗ, đồng thời giải quyết việc làm cho người lao động. Ngoài ra Thành đoàn Pleiku, Hội phụ nữ thành phố, Hội nông dân thành phố, Hội Cựu chiến binh thành phố.... cũng góp phần tham gia tích cực vào công tác dạy nghề thông qua việc lồng ghép hoạt động dạy nghề, mở các lớp tập huấn, hội thảo vào các chương trình, hoạt động của các tổ chức.

Qua 3 năm triển khai công tác dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố đạt được kết quả cơ bản, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo cơ hội tìm kiếm việc làm, tăng thu nhập góp phần giảm nghèo nâng cao đời sống của nhân dân ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, công tác đào tào nghề cho lao động nông thôn vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm: Công tác thông tin, tuyên truyền có lúc có nơi hiệu quả chưa cao, một số ít xã, phường tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu dạy nghề thiếu chặt chẽ, hoặc công tác thông tin, tuyền truyền chưa đến nơi, đến chốn nên một bộ phận nhân dân chưa tiếp cận được chính sách của Đảng và Nhà nước, ảnh hưởng đến nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của công tác dạy nghề, học nghề. Huy động nguồn lực trong cộng đồng dân cư, các doanh nghiệp tham gia vào công tác dạy nghề còn hạn chế. Cơ sở vật chất cho dạy nghề chưa đáp ứng nhu cầu của người học, phương tiện, máy móc làm mô hình dạy nghề lạc hậu so với công nghệ của các doanh nghiệp vì vậy chất lượng lao động sau đào tạo chưa cao. Trình độ dân trí thấp, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số gây khó khăn cho công tác dạy nghề.Dạy nghề còn nặng về lý thuyết, khả năng thực hành chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và doanh nghiệp nên một bộ phận lao động sau học nghề không tìm được việc làm, hoặc phải làm trái với ngành nghề mình đã học…

Để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong công tác dạy nghề, Ủy ban nhân dân thành phố đề ra mục tiêu tổng quát của công tác dạy nghề là đa dạng các loại hình dạy nghề với những nghề phù hợp điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của thành phố. Gắn dạy nghề với giải quyết việc làm cho người lao động trong các khu công nghiệp tập trung; các cụm tiểu thủ công nghiệp, doanh nghiệp, các làng nghề và dạy nghề tham gia xuất khẩu lao động theo hướng Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp.Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Đến năm 2020: Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 65% so với lao động trong độ tuổi. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt mục tiêu của Đề án dạy nghề cho lao động trong độ tuổi và lao động ở vùng nông thôn nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội, của cán bộ, công chức và lao động nông thôn về vai trò của đào tạo nghề đối với việc tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa.

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân thành phố đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã, phường thuộc thành phố tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức; điều tra khảo sát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho lao động nông thôn; Phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nghề; Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác dạy nghề.
 Thủy Tiên
customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 58 Tăng Bạt Hổ - T
hành phố Pleiku - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3830 155
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3828414
1478004004_Mail.png  Email: ubndpleiku@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Sung - UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Pleiku.
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông

Chung nhan Tin Nhiem Mang
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png