TIN TỨC

CHUYÊN MỤC

Một số vấn đến cần quan tâm trong công tác theo dõi thi hành pháp luật

Ngày đăng bài: 21/09/2014
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật nước ta, cho nên nhìn một cách toàn diện nước ta có một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ, điều chỉnh toàn diện  mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội; chất lượng các văn bản pháp luật ngày càng được nâng cao, tính thống nhất đồng bộ và khả thi của các văn bản ngày càng được đảm bảo.

Cùng với việc quan tâm đến công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật, công tác theo dõi thi hành pháp luật ngày càng được chú trọng. Đây là khâu then chốt trong quá trình thực hiện yêu cầu quản lý xã hội bằng pháp luật và duy trì kỷ cương pháp luật. Ngày 23/7/2012, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP về theo dõi thi hành pháp luật và ngày 15/5/2014 Bộ Tư pháp có Thông tư số 14/2014/TT-BTP quy định chi tiết thi hành Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, hiện nay đây là 02 văn bản pháp lý cao nhất điều chỉnh công tác theo dõi thi hành pháp luật.

Theo Nghị định 59/2012/NĐ-CP mục đích của công tác theo dõi thi hành pháp luật là: nhằm xem xét, đánh giá thc trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu qu thi hành pháp luật và hoàn thiện h thng pháp luật; theo quy định này ta có thể hiểu theo dõi thi hành pháp luật có vai trò hết sức quan trọng, nhằm nhận định, đánh giá tính khả thi và chất lượng các văn bản bản hành. Bên cạnh đó, công tác theo dõi thi hành pháp luật còn tìm ra các hạn chế trong việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật. Có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; loại bỏ kịp thời các quy định chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định pháp luật, nhằm làm cho các quy định pháp luật phù hợp thực tiễn và khả thi hơn, từ đó giúp cho việc thực thi pháp luật được đảm bảo, kịp thời mang lại hiệu quả cao.

Việc theo dõi thi hành pháp luật cần thực hiện theo 03 nội dung sau:
1. Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
2. Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật;
3. Tình hình tuân thủ pháp luật.

Mỗi nội dung trên lại được xem xét, đánh giá trên cơ sở từng nhóm tiêu chí cụ thể được quy định cụ thể tại Điều 1, 2, 3, 4 và 5 của Thông tư 14/2014/TT-BTP. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện tại địa bàn thành phố Pleiku, hầu hết các đơn vị đều lúng túng trong việc thu thập những thông tin mang tính định lượng phục vụ cho việc đánh giá các tiêu chí kiểm tra, cung như cách thức phân tích đánh giá kết quả kiểm tra tình hình thi hành pháp luật.

Bên cạnh đó việc theo dõi thi hành pháp luật được thực hiện thông qua một loạt các hoạt động: thu thập thông tin về tình hình thi hành pháp luật, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật, điều tra khảo sát tình hình thi hành pháp luật và xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Các hoạt động này được Thông tư 14/2014/TT-BTP hướng dẫn cụ thể tại chương 2.

  Công tác theo dõi thi hành pháp luật có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp nên đòi hỏi phải có sự phối hợp và huy động sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân nên trong Thông tư 14/2014/TT-BTP cũng đã quy định cụ thể cơ chế phối hợp theo từng yêu cầu cụ thể của từng hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật như: Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân cung cấp thông tin về tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân thông qua hoạt động công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp, xét xử; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cung cấp thông tin, kiến nghị của nhân dân thông qua hoạt động giám sát tình hình thi hành pháp luật… (Điều 11 Thông tư 14/2014/TT-BTP).

Đối với phạm vi theo dõi thi hành pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp theo quy định tại Điều 5 Nghị định 59/2012/NĐ-CP thì: y ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.

Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn thuộc y ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương.

Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, công chức chuyên môn thuộc y ban nhân dân cấp xã tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công.

Tuy nhiên trên thực tế việc Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý ở địa phương thì quá rộng nhiều lĩnh vực và quá dàn trải nên không tránh khỏi việc theo dõi thi hành pháp luật còn mang tính hình thức, không đem lại hiệu quả cao; mặt khác các cơ quan chuyên môn chưa quan tâm phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật mà giao khoán cho Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị chưa được xây dựng để triển khai thực hiện nên rất khó khăn trong việc đánh giá, tổng hợp đầy đủ, toàn diện công tác thi hành pháp luật trên địa bàn.

Mặt khác công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật là nhiệm vụ mới được Chính phủ giao cho ngành tư pháp nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về nhân sự, kinh phí thực hiện công tác này nhất là kinh phí phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát tại địa phương. Trong khi đó Điều 5 Nghị định 59/2012/NĐ-CP chỉ quy định: Kinh phí cho công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan, đơn vị thuộc cấp nào do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm và được tổng hợp vào dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị. Việc lập dự toán, phân bổ kinh phí được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành. Điều này đã gây khó khăn trong quá trình triển khai việc theo dõi thi hành pháp luật của ngành tư pháp.

 Trong thời gian đến để triển khai công tác theo dõi thi hành pháp luật một cách hiệu quả thì cần có sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo các cấp, sự phối hợp của các cơ quan, đơn vị; việc phát huy vai trò, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể trong triển khai nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật. Đồng thời cần phải có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm phối hợp để triển khai thực hiện công việc này, có quy định về cung cấp thông tin, báo cáo của các cơ quan, đơn vị trong việc theo dõi thi hành pháp luật; có quy định cụ thể về điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện theo dõi thi hành pháp luật như về tổ chức, biên chế, kinh phí, trang thiết bị để thực hiện công tác này./-
                                                                  Tường Linh – Phòng Tư pháp
 
customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 58 Tăng Bạt Hổ - T
hành phố Pleiku - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3830 155
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3828414
1478004004_Mail.png  Email: ubndpleiku@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Sung - UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Pleiku.
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông

Chung nhan Tin Nhiem Mang
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png