TIN TỨC

CHUYÊN MỤC

Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn thành phố Pleiku

Ngày đăng bài: 13/12/2018
Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xuất phát từ vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở đối với đời sống xã hội, quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở đã thúc đẩy sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở, bảo đảm tính linh hoạt, mềm dẻo, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho nhà nước và nhân dân.

Hoạt động hòa giải ở cơ sở có vai trò to lớn, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, góp phần tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, kịp thời ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo đảm ổn định, trật tự, an toàn xã hội, giảm bớt các vụ việc phải chuyển đến Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho Nhà nước và nhân dân, từ đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xuất phát từ vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở đối với đời sống xã hội, quy định của Luật Hòa giải ở cơ sở đã thúc đẩy sự tham gia của toàn xã hội, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với hoạt động hòa giải ở cơ sở, bảo đảm tính linh hoạt, mềm dẻo, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, tranh chấp trong nhân dân, tiết kiệm thời gian, kinh phí cho nhà nước và nhân dân.

Để triển khai thi hành công tác hòa giải ở cơ sở, trên cơ sở các kế hoạch, chỉ đạo của UBND thành phố, Phòng Tư pháp thành phố đã ban hành công văn để hướng dẫn các xã phường phổ biến về Hòa giải ở cơ sở trên loa truyền thanh cơ sở nhằm tăng cường các hoạt động thông tin, phổ biến nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của công tác hòa giải ở cơ sở; khuyến khích người dân tích cực sử dụng hoạt động hòa giải ở cơ sở để giải quyết tranh chấp; từ đó tạo điều kiện để người dân có thói quen sử dụng ngày càng nhiều hơn biện pháp hòa giải để giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn, vi phạm pháp luật thuộc phạm vi hòa giải ở cơ sở trong cộng đồng dân cư. Trên cơ sở các kế hoạch, văn bản chỉ đạo và các chương trình phối hợp của các cơ quan ban ngành ở thành phố, UBND các xã, phường phối hợp với UBMTTQVN cùng cấp xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp để triển khai thực hiện công tác hòa giải ở sở tại địa phương.

Sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành, để củng cố đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở, UBND thành phố đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn củng cố, kiện toàn đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, chỉ đạo phối hợp xây dựng, củng cố, kiện toàn mạng lưới Tổ hòa giải, hòa giải viên ở cơ sở. Năm 2009, thành phố Pleiku có 23 xã, phường với 248 thôn, làng, tổ dân phố, mỗi thôn, làng, tổ dân phố đều có 01 tổ hòa giải được thành lập theo Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở. Sau khi Luật Hòa giải ở cơ sở có hiệu lực thi hành với các quy định mới về hòa giải viên, tổ hòa giải, UBND thành phố đã ban hành văn bản số 563/UBND-TP ngày 09/5/2014 về việc rà soát, sửa đổi, bổ sung, hương ước, quy ước và kiện toàn tổ hòa giải ở cơ sở, theo đó, chỉ đạo UBND các xã, phường phối hợp với UBMTTQVNcác xã, phường hướng dẫn Ban Công tác Mặt trận phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố rà soát, kiện toàn các tổ hòa giải trên địa bàn.

Trên cơ sở hướng dẫn của UBND các xã, phường, Ban công tác Mặt trận phối hợp với các tổ chức thành viên của Mặt trận lựa chọn và giới thiệu những người có phẩm chất đạo đức; có uy tín trong cộng đồng dân cư; có khả năng thuyết phục, vận động nhân dân; có hiểu biết pháp luật vào danh sách bầu hòa giải viên. Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì, phối hợp với trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố tổ chức bầu hòa giải viên ở thôn, tổ dân phố để nhân dân bầu theo quy định tại Điều 8, Luật Hòa giải ở cơ sở. Trên cơ sở kết quả bầu hòa giải viên,Trưởng Ban công tác Mặt trận lập danh sách người được đề nghị công nhận là hòa giải viên gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận hòa giải viên.

Trưởng Ban công tác Mặt trận chủ trì việc bầu tổ trưởng tổ hòa giải theo quy định tại Điều 14 Luật Hòa giải ở cơ sở, trên cơ sở kết quả bầu tổ trưởng tổ hòa giải, Trưởng Ban công tác Mặt trận gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận tổ trưởng tổ hòa giải.Thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND cấp xã thực hiện quản lý nhà nước về công tác hòa giải, công chức Tư pháp-Hộ tịch các xã, phường phối hợp với UBMTTQVN các xã, phường hướng dẫn các thôn, làng, tổ dân phố thực hiện việc bầu hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định, tham mưu cho UBND các xã, phường ra quyết định công nhận hòa giải viên, tổ trưởng tổ hòa giải.

Tính đến tháng 6 năm 2018, UBND 23 xã, phường trên địa bàn thành phố Pleiku đã hoàn thành việc củng cố, kiện toàn 254 tổ hòa giải với 1.466 hòa giải viên, đáp ứng điều kiện mỗi tổ có từ 03 hòa giải viên trở lên, trong đó có hòa giải viên là nữ, đối với các địa bàn có làng đồng bào dân tộc thiểu số, tổ hòa giải đều có hòa giải viên là người dân tộc thiểu số theo quy định tại Điều 12 Luật Hòa giải ở cơ sở.

Hoạt động hòa giải ở cơ sở là hoạt động mang tính chất cộng đồng, thông qua hoà giải ở cơ sở, các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật đã được giải quyết kịp thời. Thông thường các thoả thuận hòa giải thành của các bên đều được thi hành, vì các bên tự nguyện thoả thuận với nhau về giải quyết vụ việc nên họ thường tự giác thực hiện các cam kết của mình. Tuy nhiên, trên thực tế cũng có nhiều trường hợp, hai bên đã thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết nội dung tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra ở khu dân cư tuy nhiên sau đó một bên đổi ý, không thực hiện nội dung đã hòa giải do cho rằng nội dung thỏa thuận này chỉ được thể hiện bằng Biên bản hòa giải ở cơ sở giữa các bên, do đó chưa mang tính pháp lý và không có cơ chế buộc thi hành đối với những thỏa thuận này. Trong khi pháp luật về hòa giải ở cơ sở chỉ quy định là các bên có trách nhiệm thực hiện thỏa thuận hòa giải thành. Trong quá trình thực hiện thỏa thuận hòa giải thành, nếu một bên vì sự kiện bất khả kháng không thể thực hiện được thì có trách nhiệm trao đổi, thỏa thuận với bên kia và thông báo cho hòa giải viên. Hòa giải viên có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành do mình trực tiếp giải quyết; kịp thời thông báo cho tổ trưởng tổ hòa giải để báo cáo Trưởng ban công tác Mặt trận những vấn đề phát sinh trong quá trình theo dõi, đôn đốc thực hiện. Điều này dẫn đến việc hòa giải ở cơ sở đôi khi chỉ mang tính hình thức, thủ tục mà chưa có hiệu quả đi sâu vào việc giải quyết dứt điểm nội dung tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên, làm giảm hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở. Để nâng cao hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở, thực hiện các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án, trên cơ sở hướng dẫn của Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp, thành phố Pleiku đã có Công văn số 140/TP ngày 02/6/2017 để hướng dẫn cho các xã phường về thủ tục yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành nhằm tạo điều kiện cho các bên tham gia hòa giải ở cơ sở thực hiện việc đề nghị Tòa án nhân dân công nhận kết quả hòa giải thành. Nội dung hướng dẫn bao gồm các điều kiện và thủ tục để yêu cầuTòa án công nhận kết quả hòa giải thành, giúp cho các hòa giải viên và các bên tham gia hòa giải biết và thực hiện; khắc phục được tình trạng các đương sự đã thỏa thuận nhưng sau đó thay đổi, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên đương sự còn lại.

Để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động hòa giải, UBMTTQVN thành phố và các cơ quan thành viên của Mặt trận đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hội viên từ thành phố xuống xã, phường tham gia công tác hòa giải ở cơ sở, giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú; động viên nhân dân tích cực sử dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở như là biện pháp ưu tiên trong giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn. Bằng việc hướng dẫn, thuyết phục nhằm giải quyết kịp thời những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân, những mâu thuẫn, xích mích giữa các cá nhân với nhau trong sinh hoạt cộng đồng dân cư; những tranh chấp về quyền và lợi ích xuất phát từ quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình; những tranh chấp phát sinh từ những việc vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức xử lý bằng biện pháp hình sự hoặc hành chính.

Được sự quan tâm sâu sát của cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố, hoạt động hòa giải ở cơ sở của thành phố từng bước đi vào nề nếp, giữ vững tình hình an ninh, chính trị, an toàn xã hội chung của toàn thành phố. Nhìn chung, công tác hòa giải ở cơ sở trong thời gian qua đã góp phần hỗ trợ trong việc giải quyết trực tiếp những vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp phát sinh ở cơ sở, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, hạn chế đơn thư, khiếu nại vượt cấp, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan nhà nước và công dân. Tuy nhiên, với mạng lưới tổ hòa giải và hòa giải viên ở tất cả các thôn, làng, tổ dân phố thì việc hàng năm vẫn còn một số lượng không nhỏ các tranh chấp trong khu dân cư vẫn được giải quyết ở các xã phường cho thấy hiệu quả của công tác hòa giải ở cơ sở vẫn chưa được như mong đợi, xuất phát từ những nguyên nhân sau:

Một là, công chức tư pháp cấp xã chưa chủ động, kịp thời tham mưu cho UBND cùng cấp thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở, việc thực hiện nhiệm vụ quản lý, hướng dẫn tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở, tập huấn pháp luật, nghiệp vụ cho hòa giải viên chưa chủ động, kịp thời.

Hai là, công tác ghi sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở còn chưa được các hòa giải viên quan tâm đầy đủ, còn tình trạng ghi qua loa hoặc không ghi sổ, chỉ báo cáo miệng về số liệu hòa giải ở cơ sở nên việc đánh giá về hiệu quả hoạt động của các tổ hòa giải của từng địa phương còn mang tính chủ quan, chưa chính xác.

Ba là, kỹ năng hòa giải cũng như kiến thức pháp luật của đa số hòa giải viên còn hạn chế, hòa giải viên làm việc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, phạm vi hòa giải rộng, nhiều vụ việc liên quan đến nhiều lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp như quan hệ gia đình, đất đai, xây dựng, môi trường...nên chất lượng hòa giải chưa cao.

Bốn là, do tính chất không bắt buộc trong quan hệ hòa giải ở cơ sở nên việc thực hiện thỏa thuận hòa giải thành chỉ mang tính khuyến khích các bên có trách nhiệm thực hiện kết quả hòa giải thành chứ không bắt buộc, vì vậy dù việc tiến hành hòa giải mất nhiều thời gian và công sức của hòa giải viên nhưng kết quả hòa giải thành rất dễ bị thay đổi do một trong hai bên đổi ý, không muốn thực hiện. Kể cả việc yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành cũng chỉ được thực hiện khi một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành.

Vì vậy, trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác hòa giải trên địa bàn thành phố, cần phải có những giải pháp cụ thể hơn nhằm nâng cao năng lực quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ sở của cán bộ công chức, đặc biệt là cán bộ công chức xã phường; nâng cao trình độ, kỹ năng của hòa giải viên và tuyê truyền động viên nhân dân tích cực sử dụng biện pháp hòa giải ở cơ sở như là biện pháp ưu tiên trong giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn.
 
Ngọc Huyền
Phòng Tư pháp thành phố Pleiku
 
customer-service.png THÔNG TIN LIÊN HỆ:

1478004194_map-icon.png Địa chỉ: 58 Tăng Bạt Hổ - T
hành phố Pleiku - Gia Lai
1490597482_Phone.png Điện thoại: (0269).3830 155
1478004801_fax-(1).png  Fax: (0269).3828414
1478004004_Mail.png  Email: ubndpleiku@gialai.gov.vn
 
contract-(4).png THÔNG TIN BẢN QUYỀN:

Bản quyền thuộc về UBND thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai
Chịu trách nhiệm chính: Ông Nguyễn Hữu Sung - UVBTV Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Pleiku.
Giấy phép số: 01/GP-TTĐT ngày 24/02/2015 của Sở Thông tin và Truyền thông

Chung nhan Tin Nhiem Mang
ĐĂNG KÝ NHẬN TIN

   Copyright © 2018 
Trang chủ | Tin tức Liên hệ | Mobile | Site map icontop.png